Sản xuất lúa ở An Giang: Hiệu quả từ mô hình liên kết

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp thực hiện nhiều năm qua ở An Giang đang mang lại hiệu quả cho nông dân (ND). Với mô hình này, lợi ích của ND và doanh nghiệp (DN) đều được quan tâm, được xem là hướng mở mới trong sản xuất nông nghiệp…
Sản xuất lúa ở An Giang: Hiệu quả từ mô hình liên kết
Nông dân sản xuất lúa theo mô hình liên kết ở An Giang.

Phó Giám đốc Sở NNPTNT An Giang Đoàn Ngọc Phả cho biết: Nhiều năm qua, tỉnh thực hiện một số mô hình liên kết như: Liên kết sản xuất lúa Nhật, liên kết xây dựng vùng nguyên liệu, liên kết sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP, liên kết sản xuất “Cánh đồng lớn” (“CĐL”)... Vụ đông xuân vừa qua, An Giang có 18.000ha “CĐL”, tăng 4.000ha so với vụ đông xuân 2012 - 2013. Quá trình kết nối giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được liên kết dọc theo chuỗi giá trị giữa ND và DN, giúp giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng và giá trị sản phẩm. Qua đó, cũng hình thành liên kết ngang giữa ND với nhau, giúp ND hợp tác áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, sản xuất theo hợp đồng với DN...

Cty CP Xuất Nhập Khẩu Angimex liên kết với các Cty khác về giống, vật tư nông nghiệp để cung ứng cho ND; đồng thời cử cán bộ tham gia huấn luyện kỹ thuật sản xuất, kiểm định giống và hợp đồng tiêu thụ lúa với ND theo giá thị trường (thưởng 200 - 300 đồng/kg nếu lúa đảm bảo chất lượng). Diện tích Cty ký hợp đồng với ND lên đến hàng ngàn ha/năm. Cty cũng đã tự sản xuất được giống xác nhận cung ứng cho ND. Nổi bật nhất là mô hình chuỗi liên kết cung ứng sản xuất - tiêu thụ lúa của Cty CP Bảo vệ thực vật (BVTV) An Giang với quy trình khép kín từ cung ứng giống, vật tư nông nghiệp, tiêu thụ lúa cho ND. ND còn được hỗ trợ chi phí vận chuyển lúa đến nhà máy, sấy lúa miễn phí, lưu kho miễn phí trong thời gian 30 ngày. Mô hình thực hiện từ năm 2011 với diện tích 3.400ha, hiện diện tích phát triển gấp hàng chục lần so với lúc mới triển khai.

Ông Cao Vĩnh Thông - Trưởng phòng kỹ thuật, Chi cục BVTV An Giang - cho biết: Vụ đông xuân 2013 - 2014, Liên hiệp HTX nông nghiệp tỉnh đã kết nối 3 tổ hợp tác (sản xuất lúa Jamine Bình Chơn, sản xuất nông nghiệp Tân Tiến và sản xuất nông nghiệp Tân Hòa Lợi) xây dựng mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP với 24 ND tham gia, diện tích 96ha được chứng nhận sản xuất phù hợp tiêu chuẩn GlobalGAP. Liên hiệp HTX nông nghiệp liên kết với các Cty cung ứng giống, vật tư nông nghiệp cho nông hộ có nhu cầu; đồng thời đảm bảo việc kiểm soát “đầu vào”, “đầu ra” của sản phẩm.

Theo Chi cục trưởng Chi cục BVTV An Giang Nguyễn Hữu An - An Giang là một trong những địa phương thực hiện “CĐL” sớm nhất. Thực tế cho thấy, từ các mô hình này, giá thành sản xuất giảm 10 -20%, tiết kiệm cho ND mỗi năm trên 170 tỉ đồng; đồng thời nâng cao chất lượng lúa, gạo xuất khẩu.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật