Ông Dương Trung Quốc: ‘Tiếng nói nhân dân luôn có trọng lượng’

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong thời kỳ chiến tranh bảo vệ tổ quốc, ngoại giao nhân dân bao giờ cũng có trọng lượng - đại biểu Dương Trung Quốc nói và cho biết, ông ủng hộ việc Quốc hội ra Nghị quyết về vấn đề biển Đông.
Ông Dương Trung Quốc: ‘Tiếng nói nhân dân luôn có trọng lượng’
Đại biểu Dương Trung Quốc.

Bên thềm kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII, đại biểu Dương Trung Quốc đã có cuộc trao đổi với báo giới.

- Cảm xúc của ông khi bước vào một kỳ họp "nóng" với nhiều diễn biến phức tạp ngoài biển Đông?

- Đây là kỳ họp Quốc hội nên tôi sẽ được gặp nhiều người có trách nhiệm. Những nội dung trong kỳ họp này sẽ đem lại cho mình nhận thức đầy đủ và cũng là diễn đàn để bày tỏ tâm tư, nguyện vọng nhân dân gửi gắm và cả những điều mình cần nói.

- Quốc hội sẽ nghe Chính phủ báo cáo về tình hình Biển Đông và thảo luận về giải pháp cho vấn đề này. Quốc hội có nên ra một Nghị quyết riêng về vấn đề này?

- Cá nhân tôi rất đồng tình. Quốc hội phát biểu ý kiến của mình vừa với chức năng là tiếng nói, nguyện vọng của nhân dân, vừa với chức năng là cơ quan giám sát tối cao. Tình hình phức tạp bao nhiêu thì sự giám sát phải càng chặt chẽ bấy nhiêu. Hơn nữa, Nghị quyết này còn tác động tới cuộc đấu tranh ngoại giao. Tiếng nói ngoại giao nhân dân bao giờ cũng có trọng lượng. Kể cả chúng ta nói tiếng nói hữu nghị với Trung Quốc. Chuyện đó ta đã có kinh nghiệm trong thời kỳ chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trước đây, không bao giờ được quên ngoại giao nhân nhân. Tiếng nói của Quốc hội là một tiếng nói rất quan trọng.

- Nội dung, lời lẽ trong Nghị quyết hoặc tuyên bố đó sẽ như thế nào?

- Tôi nghĩ là “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, như từ trước tới nay, chúng ta quay lại phương châm hòa hiếu, hòa bình. Thứ hai là không để xâ‌ּm hạ‌ּi tới lợi ích tối thượng của quốc gia. Và thứ ba, đương nhiên trong thời đại ngày nay chúng ta phải nói đến luật pháp quốc tế. Rõ ràng trong sự kiện này chúng ta có lẽ phải.

- Điều gì làm ông băn khoăn nhất liên quan vấn đề biển Đông?

- Điều tôi băn khoăn là liệu chúng ta có chủ động hay vẫn lại ứng phó nhiều hơn. Ví dụ thời gian 1-8/5, chúng ta có nắm được vấn đề hay không, có chủ động trong mọi hành động hay không? Rất khó nói vì đó là sự nhạy cảm chính trị. Thứ hai, vì sao lại để xảy ra tình trạng quá khích bột phát ở một số địa phương. Sau hành vi bột phát này là cái gì phải phân tích cho kỹ. Đương nhiên, cũng có những người dân chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, sự hiểu biết về luật pháp.

Trong những hành vi vừa qua, chúng ta thấy nổi lên là Việt Nam chưa có Luật Biểu tình, dù đây là vấn đề được đặt ra từ lâu. Chúng ta phải chủ động trang bị cho người dân cả ý thức và kỹ năng để thể hiện ý thức. Cái đó theo tôi rất quan trọng và chính là nhạ‌y cả‌m chính trị. Chúng ta có một bộ máy không nhỏ bảo vệ trị an. Chúng ta có đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội mà tại sao không biết tập hợp lực lượng, đội ngũ một cách đúng đắn, bài bản và kỷ luật, tập trung lòng yêu nước của nhân dân về một hướng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật