Trung Quốc kích hoạt cho Nhật trỗi dậy, xét lại hiến pháp

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thủ tướng Nhật cho biết, việc xét lại điều 9 Hiến pháp vốn cấm nước này sở hữu quân đội là cần thiết.
Trung Quốc kích hoạt cho Nhật trỗi dậy, xét lại hiến pháp
Thủ tướng Shinzo Abe muốn tăng cường quyền hạn cho quân đội giữa bối cảnh tranh chấp lãnh thổ với nước láng giềng trở nên căng thẳng

Thực hiện quyền tự vệ tập thể

"Chúng tôi sẽ tạo ra các cơ cấu pháp lý trong nước để có những phản ứng liền mạch. Trong thế giới ngày nay, một quốc gia không thể tự bảo vệ nền hòa bình của mình được”, ông Shinzo Abe nói.

Bóng dáng của Trung Quốc cũng xuất hiện đậm nét, khi ông Abe giải thích sự cần thiết trong việc đối phó với các tình huống xảy ra ở “vùng xám”. Hiện nay Nhật Bản chưa có một khung pháp lý để triển khai lực lượng tự vệ ở khu vực đó.

“Có thể có khả năng một nhóm vũ trang cải trang thành ngư dân đổ bộ lên một trong những hòn đảo xa xôi hẻo lánh của Nhật Bản. Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường phản ứng nhằm chống lại một tình huống ở “vùng xám” tương tự như thế”, ông Abe đưa ra một ví dụ minh họa với hàm ý rõ ràng đang nhắc đến quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku.

Bản báo cáo cũng kêu gọi xem xét lại các biện pháp để đối phó với trường hợp các tàu ngầm nước ngoài xâm nhập vào vùng biển Nhật Bản và từ chối các yêu cầu rời khỏi. Điều này là một tham chiếu rõ ràng tới tần suất hoạt động ngày càng tăng của tàu ngầm Trung Quốc.

Bloomberg nhận xét nỗ lực của ông Abe viết lại văn bản luật nhằm cho phép lực lượng phòng vệ Nhật có nhiều quyền hạn hơn trong việc sử dụng vũ khí và liên kết với đồng minh diễn ra trong bối cảnh Tokyo thắt chặt hợp tác với Mỹ để đối phó với đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Đông Á.

Ông Abe khẳng định lập trường của mình là việc thay đổi cách diễn giải Hiến pháp không có nghĩa là Nhật Bản sẽ ngay lập tức đưa quân ra chiến trường. Tuy nhiên, với tình hình căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc khi Bắc Kinh đưa giàn khoan 981 vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, Nhật Bản có thể sẽ phải giúp đỡ Việt Nam nếu Tokyo quyết định mở rộng quyền tự vệ tập thể.

Đặc biệt, sự thay đổi Hiến pháp của Nhật Bản được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel ủng hộ.

Trong khi đó, Trung Quốc và Hàn Quốc lại lên tiếng bày tỏ sự lo ngại. “Các nước châu Á, bao gồm Trung Quốc, và cộng đồng quốc tế có đủ lý do để cảnh giác về ý định thực sự của Nhật Bản”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết

Trung Quốc thách thức, Nhật Bản trỗi dậy

Vào ngày 26/4 vừa qua, 2 tàu tuần duyên Trung Quốc đã đến gần vùng biển quanh quần đảo tranh chấp Nhật - Trung Senkaku/Điếu Ngư. Đây là một trong những động thái thể hiện sự thách thức từ phía Trung Quốc.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương cũng nhiều lần khẳng định quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là của Trung Quốc.

“Dù cho ai đó có nói gì hay làm gì đi nữa thì sự thật quần đảo Điếu Ngư vẫn là một phần lãnh thổ của Trung Quốc và không ai có thể làm lung lay quyết tâm của chính phủ và người dân Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ”, ông Tần cho biết thêm.

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản trong một cuộc tập trận. Ảnh: AP Vào hôm 4/5, tàu nghiên cứu biển hiện đại nhất của Trung Quốc mang tên Kexue đang tiến hành những hoạt động ở gần vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) tại đảo Kume thuộc quần đảo Okinawa của Nhật trong vòng nửa tháng qua.

Mặc dù tuần duyên Nhật đã nhiều lần yêu cầu Kexue rời khỏi khu vực này, nhưng tàu Trung Quốc vẫn giữ nguyên vị trí cho đến khi hoàn tất nhiệm vụ.

Một nguồn tin Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho Sankei Shimbun biết tàu ngầm cùng với các tàu khu trục Trung Quốc có thể xâm phạm EEZ của Nhật Bản hoặc trong các vùng biển tranh chấp tương tự như tàu Kexue.

Chính những hành động này từ phía Trung Quốc đã tạo cớ cho Nhật Bản trỗi dậy, tăng sức mạnh quân sự.

Với tốc độ gấp 1,3 lần máy bay tuần tra P-3C của Mỹ, máy bay P-1, do hãng Kawasaki thiết kế, là một lựa chọn phù hợp để chống tàu ngầm Trung Quốc trong trường hợp xảy ra xung đột Nhật-Trung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.

P-1, đang trong giai đoạn phát triển, có khả năng phóng tên lửa không đối đất như AGM-84 Harpoon, ASM-1C, và AGM-65 Maverick, bom và được trang bị các hệ thống thông minh có thể phát hiện và tiêu diệt tàu ngầm Trung Quốc, theo nhận định của Sankei Shimbun.

Theo hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật, P-1 cùng với máy bay tuần tra P-8 Poseidon của Hải quân Mỹ sẽ là mối đe dọa với tàu ngầm Trung Quốc.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật