Kinh tế Nga-Trung ngày càng khăng khít

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các nhà băng Trung Quốc có thể sẽ đắc lợi khi quan hệ giữa Nga và phương Tây chuyển xấu, khiến nhiều ngân hàng Mỹ và châu Âu phải ngừng giao dịch với Moscow.
Kinh tế Nga-Trung ngày càng khăng khít
Các ngân hàng Trung Quốc đang hưởng lợi nhờ quan hệ với Nga. Ảnh: Imagine China

Trên SCMP, nhiều nhân viên ngân hàng cho biết lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga quanh vấn đề Ukraine đang tạo ra tình huống tương tự Iran. Theo đó, các ngân hàng và công ty phương Tây bị cấm qua lại với doanh nghiệp nước này.

"Chúng tôi không có vấn đề gì với Nga cả. Nếu các ngân hàng Mỹ không thể lo cho khách hàng Nga, chúng tôi chắc chắn sẽ chào đón họ đến với mình", lãnh đạo một ngân hàng Trung Quốc tại Hong Kong (Trung Quốc) cho biết.

Tuần trước, Mỹ đã đóng băng tài sản và ngừng cấp visa cho 7 người Nga thân cận với Tổng thống Vladimir Putin. Họ cũng trừng phạt 17 công ty Nga vì các hoạt động của nước này tại Ukraine. Tổng thống Mỹ - Barrack Obama cho biết các động thái này nhằm ngăn ông Putin xúi giục ly khai tại miền đông Ukraine. Tuy nhiên, Moscow đã phủ nhận cáo buộc này.

SCMP dẫn lời một số nguồn tin trong ngành cho biết vài ngân hàng, trong đó có Goldman Sachs, JP Morgan và Barclays đã thắt chặt các biện pháp kiểm soát nội bộ với giao dịch có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến Chính phủ và công ty Nga.

Với Iran, lệnh trừng phạt của Mỹ khắc nghiệt đến nỗi các ngân hàng thường phải hỏi khách liệu họ có đang hoạt động tại Iran hay không. Nếu câu trả lời là có, nhà băng Mỹ thường phải rút lui ngay, kể cả nếu công ty đó không phải của Iran.

Năm ngoái, Tập đoàn sản xuất xe máy Chongqing Lifan (Trung Quốc) dự định niêm yết tại Hong Kong (Trung Quốc). Ban đầu, rất nhiều nhà băng Mỹ đã tiếp cận Lifan, nhưng rồi lại rút hết khi biết hãng này xuất khẩu sản phẩm sang Iran. Sau đó, Lifan đành nhờ tới các ngân hàng châu Á, trong đó có CIMB của Malaysia và một nhóm nhà băng Trung Quốc.

Những năm gần đây, Nga và Trung Quốc ngày càng thắt chặt quan hệ kinh tế. Kim ngạch thương mại giữa hai nước năm 2013 là gần 90 tỷ USD, theo Hải quan Trung Quốc. Nga hiện là đối tác thương mại lớn thứ 10 của nước này.

Các dự án tài nguyên thiên nhiên và cơ sở hạ tầng là trọng điểm của mối quan hệ này. Cuối năm ngoái, Nga ký một hợp đồng với Ngân hàng Phát triển Trung Quốc - một trong ba ngân hàng chính sách lớn nhất nước, để tài trợ cho một dự án cơ sở hạ tầng ở vùng Viễn Đông và Nam Siberia trị giá 5 tỷ USD.

Trong khi đó, hãng khí đốt quốc gia Nga - Gazprom cũng kỳ vọng bán được 38 tỷ m3 khí mỗi năm cho Trung Quốc, bắt đầu từ năm 2018. Cùng nhóm nước mới nổi BRICS, cả hai đang nỗ lực thành lập ngân hàng mới theo mô hình World Bank để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong khối.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật