Thế giới yêu cầu Hong Kong chấm dứt nạn B.H ‘Ô-sin’

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo tờ Bưu điện Hoa nam buổi sáng, bản kiến nghị này đã thu hút được 103.307 chữ kí trên toàn thế giới. Nó thúc giục chính quyền Hong Kong nên ngăn chặn ngay lập tức tình trạng B.H người giúp việc nước ngoài.
Thế giới yêu cầu Hong Kong chấm dứt nạn B.H ‘Ô-sin’
Người giúp việc nước ngoài ở Hong Kong biểu tình yêu cầu chính quyền hành động để bảo vệ họ.

Hôm 27/4, bản kiến nghị, thu thập 103.307 chữ kí từ 160 quốc gia trên thế giới, đã được gửi tới chính phủ Hong Kong.

Elizabeth Tang Yin-Ngor, Tổng thư ký Liên đoàn Người giúp việc Quốc tế cho biết: "Đã đến lúc phải nói cho chính quyền Hong Kong biết rằng không chỉ có chúng tôi mà mọi người trên khắp thế giới đều muốn họ nhanh chóng ngăn chặn tình trạng B.H những người giúp việc”.

Trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều trường hợp người giúp việc nước ngoài bị chủ nhà tr‌a tấ‌n dã man. Bản kiến nghị này bắt nguồn từ khi vụ việc người giúp việc Indonesia, Erwiana Sulistyaningsih, bị B.H dã man, được tiết lộ hồi tháng Giêng vừa qua. Sự việc gây chấn động dư luận không chỉ ở Hong Kong mà còn trên khắp thế giới.

Ngoài việc thu thập chữ kí trên mạng, Liên đoàn Người giúp việc Quốc tế,  Tổ chức Ân xá Quốc tế, Liên đoàn Lao động còn phát động phong trào lấy chữ kí trên đường phố, kêu gọi chấm dứt hình thức n‌ô l‌ệ hiện đại này.

Bản kiến nghị đề xuất nhiều quy định hạn chế rủi ro và bảo vệ người giúp việc hơn. Theo đó, nó thúc giục chính phủ thiết lập một cơ quan chịu trách nhiệm thu phí tuyển dụng từ người lao động trước khi chuyển cho các công ty tuyển dụng nhằm ngăn chặn việc lạm thu phí đối với người lao động.

Chính quyền sẽ làm việc cùng với người lao động để quyết định số tiền phí tuyển dụng. Những quy định bắt buộc rằng người giúp việc nước ngoài phải ở với chủ nhà và phải rời Hong Kong trong vòng 2 tuần kể từ khi kết thúc hợp đồng cũng cần được bãi bỏ vì hai quy định trên đã cản trở người giúp việc tố cáo bị chủ B.H.

Vicky Kanyoka, điều phối viên của Liên đoàn Người giúp việc Quốc tế ở khu vực châu Phi, cho biết, người giúp việc ở châu Phi cũng đang phải đối mặt với tình trạng B.H tương tự như phải làm việc quá sức, không có ngày nghỉ và thậm chí không được trả lương.

Bà nói: "Khi người giúp việc bị ốm, họ cũng không được điều trị tốt. Họ chỉ được uống Panadol. Điều kiện làm việc cũng rất tồi tệ".

Còn theo Sonia Rani, một đại diện của Sewa Bharat, tổ chức bảo vệ quyền của người lao động nữ ở Ấn Độ, cảnh báo một số phụ nữ còn bị chủ nhà hã‌ּm hiế‌ּp. Bà nói: “Họ không có cảm giác an toàn. Họ phải đối mặt với rất nhiều hành vi lạ‌m dụn‌g tìn‌ּh dụ‌ּc, thể chất và tình thần. Họ không có ngày nghỉ và không được nghỉ ngơi. Một số còn không được trả lương”.

Số người giúp việc nước ngoài chiếm khoảng 3% dân số Hong Kông, Năm 2013, Hong Kong có khoảng 320.000 người giúp việc nước ngoài, trong đó có 50% đến từ Philippines, 47% đến từ Indonesia, và 3% còn lại đến từ các nước như Thái Lan, Myanmar, Bangladesh, Nepal, Pakistan và Sri Lanka.


Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật