Bác sĩ căng mình trong tâm dịch sởi

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
PGS.TS Bùi Vũ Huy – Trưởng khoa Nhi, bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, những ca mắc sởi đầu tiên xuất hiện vào cuối tháng 12/2013. Đến khoảng tháng 1/2014 thì dịch bắt đầu “nóng”. Từ đó đến nay, các bác sĩ, điều dưỡng viên hầu như không ngơi nghỉ, nhiều nhân viên y tế gày rộc đi do áp lực công việc…
Bác sĩ căng mình trong tâm dịch sởi
Mặc dù bệnh nhân đã giảm nhiều nhưng tại Khoa Nhi (bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương) vẫn còn phải nằm ghép 2-3 trẻ một giường. Ảnh: Hoài Nam
Bé mắc HIV, bị nhiễm sởi được cứu sống

Mặc dù cho đến ngày 24/4 lượng bệnh nhân tại Khoa Nhi – bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương đã giảm 1/4 so với thời kỳ cao điểm, nhưng bệnh nhân vẫn khá đông đúc. Căn phòng chừng 30m2 có tới gần 20 bệnh nhân, cộng thêm người nhà càng thêm chật chội.

Những đứa trẻ bị sởi điều trị ở phòng này hầu hết đều dưới 1 tuổi. Chúng tôi có mặt vào thời điểm các bác sĩ, điều dưỡng viên đi thuốc (tiêm cho các bé). Những tiếng khóc ré lên, nhiều mẹ cũng thút thít theo con. Các cô điều dưỡng thì cần mẫn làm việc một cách điềm tĩnh.
Tiếp chuyện chúng tôi, PGS.TS Bùi Vũ Huy cho biết, các bác sĩ, điều dưỡng mấy tháng nay đã phải làm việc với một áp lực cao. Nhiều người phải nhờ ông bà trông con, có người còn giao phó hết việc đón con cho chồng, có người con mới 6 tháng nhưng cũng phải làm việc với cường độ như vậy.

Đang trò chuyện với phóng viên, một người đàn ông còn trẻ đeo khẩu trang y tế vào phòng gặp PGS. TS Bùi Vũ Huy để nói lời cảm ơn tập thể các bác sĩ đã chữa khỏi cho con trai anh mới 2 tuổi bị HIV nhưng mắc sởi nặng (mẹ cháu bé đã qua đời vì HIV/AIDS) hôm nay được ra viện. Người bố e dè, lúng túng vì anh vẫn chưa sẵn sàng công khai mình bị nhiễm HIV. Như hiểu tâm lý của anh, người bác sĩ giàu kinh nghiệm khuyên anh nên sớm sắp xếp công việc thăm khám sức khỏe để được điều trị kịp thời, nhằm duy trì sức khỏe tốt, nuôi con khi mẹ cháu bé đã qua đời.

Người đàn ông hiền lành, khắc khổ, ánh mắt rưng rưng nói: “Cảm ơn các bác sĩ đã hết sức tận tình với cháu. Ở đây em thấy con mình không bị phân biệt đối xử, em xúc động lắm. Cháu được đối xử và điều trị giống như những đứa trẻ khác…”.
Khi nhân viên y tế cũng bật khóc

Điều dưỡng Nguyễn Thị Yến (Khoa Nhi –bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương) năm nay mới 24 tuổi. Yến chưa lập gia đình, rất dễ mến và xinh xắn. Cô cho biết, đã 2 năm nay công tác tại khoa, nhưng chưa có lúc nào công việc căng thẳng như thời gian qua.

Yến nói: “Trước đây, mỗi lần đi làm về có thể đi chơi đâu đó một chút, nhưng bây giờ về là lăn ra ngủ vùi vì mệt quá. Có những lúc bệnh nhân đông, cấp cứu cho cháu này chưa xong đã thấy cháu khác vào viện. Hôm một cháu bé t‌ử von‌g vì sởi, cả khoa chúng tôi rất buồn. Nhiều bác sĩ nam cũng bật khóc vì thương bé quá. Đó là cháu bé duy nhất t‌ử von‌g do sởi từ đầu vụ dịch đến nay tại bệnh viện chúng tôi”.

Điều dưỡng Yến tâm sự: “Ngoài việc chăm sóc các bé, chúng tôi còn phải làm tư tưởng cho người nhà bệnh nhân, vì họ rất lo lắng, căng thẳng. Có những cháu bé tay chân chi chít vết lấy ven thâm đen nên các mẹ rất dè dặt khi chúng tôi bắt đầu lấy ven cho cháu”.
Không cần thiết phải “sơ tán” trẻ về quê

Khoa Nhi - bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương chỉ có 4 bác sĩ (cả trưởng khoa), được tăng cường thêm 3 bác sĩ giỏi từ tuyến tỉnh đang học tập tại viện. Bình thường có 8 điều dưỡng, nhưng trong vụ dịch này đã tăng cường thêm 8 điều dưỡng từ khoa khác.

PGS.TS Bùi Vũ Huy chia sẻ: “Các điều dưỡng ở đây chủ yếu là nữ nhưng làm việc suốt ngày đêm. Có người đến từ 6h30 sáng, tối có lúc 7-8h mới về. Những ca trực, các điều dưỡng phải làm việc 24/24h. Hàng đêm, lượng bệnh nhân vào viện khá nhiều nên công việc không ngưng tay ngưng chân...”.

PGS.TS Bùi Vũ Huy cho biết: “Nhờ lãnh đạo bệnh viện quan tâm kịp thời, cũng như các khoa khác hỗ trợ nên từ đầu vụ dịch tới nay không có trường hợp lây nhiễm chéo tại viện, chỉ có một bệnh nhân sởi t‌ử von‌g do viêm phổi quá nặng. Cho đến mấy hôm nay bệnh nhân sởi đã giảm rõ rệt. Đa số bệnh nhân nặng từ các tỉnh chuyển lên, hôm nay có 30 bệnh nhân điều trị tại khoa”.

PGS.TS Bùi Vũ Huy khuyến cáo: “Đợt này, bệnh nhân bị thủy đậu cũng xuất hiện rải rác nên chúng tôi hướng dẫn phụ huynh chăm sóc trẻ tại nhà. Thời tiết năm nay gần hết tháng 4 nhưng độ ẩm vẫn còn khá cao, đây là điều kiện cho virus phát triển mạnh. Nhiều người do quá lo lắng nên đã đưa con khỏi Hà Nội, về quê hoặc đi du lịch để “trốn” dịch, nhưng theo tôi điều này không cần thiết. Các phụ huynh nên bảo vệ sức khỏe cho trẻ bằng cách đeo khẩu trang y tế, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, giữ vệ sinh tốt, dinh dưỡng hợp lý, hạn chế đến nơi đông người, lúc về nhà cần tắm gội ngay”.
Không chủ quan với bệnh thủy đậu

Hiện nay, bên cạnh nỗi lo về dịch sởi thì bệnh nhân mắc thủy đậu cũng đã lác đác xuất hiện. Ngoài việc cách ly, vệ sinh và chăm sóc cẩn thận cho trẻ khi bị bệnh, tiêm vaccine chính là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ trẻ và cả người lớn tránh khỏi thủy đậu vì đây là bệnh có khả năng lây lan sớm, độ lây lan cao. Tuy nhiên, khi tiêm phòng thủy đậu cho trẻ và cho bản thân, các bậc phụ huynh cần lưu ý đến một số điểm sau:

- tiêm đủ 2 liều vaccine cho cả trẻ em và người lớn để bảo vệ tối ưu.

- Vaccine có thể áp dụng cho cả trẻ em từ 12 tháng trở lên, thanh thiếu niên và người lớn chưa nhiễm bệnh.

- Phụ nữ có thai thì không tiêm vaccine này và chỉ nên có thai tốt nhất là 3 tháng sau khi tiêm phòng.

Phải thực hiện tiêm phòng cho trẻ trước khi mùa bệnh xảy ra. Vì trong mùa dịch, trẻ có thể đã tiếp xúc với người bệnh mà cha mẹ không biết, vì bệnh có thể lây lan trước khi có triệu chứng và vaccine chưa kịp có tác dụng.
L. Ngọc
Thực- hư về chiếc vòng kỳ lạ có thể phòng tránh sởi

Khi dịch sởi vẫn đang bùng phát ở nhiều địa phương, các bậc phụ huynh cuống cuồng đưa con đi tiêm vaccine, áp dụng mọi bài thuốc “truyền khẩu” để phòng bệnh cho trẻ, thì thông tin về một loại vòng đeo có khả năng ngừa được virus sởi đã thực sự khiến nhiều người “nóng” lên. Ngay khi sản phẩm “vòng chống sởi” được thành viên Tommy Truong (quê Hải Phòng) đăng trên Facebook, nhiều bậc phụ huynh đã truyền tai nhau về “thần dược” này.

Theo lời quảng cáo của người này: “Vòng chống sởi được xách tay từ Nhật Bản, sản phẩm này không có tác dụng chữa bệnh mà khi các bé đeo vào thì virus sởi sẽ không thâm nhập được vào c‌ơ th‌ể. Đây là sản phẩm rất hiệu nghiệm và cần thiết khi ở Việt Nam dịch sởi đang bùng phát. Sản phẩm này hiện chưa có mặt ở Việt Nam. Thứ 5 tuần sau (1/5/2014) mình sẽ đưa về lần đầu tiên tại Việt Nam. Vì số lượng có hạn nên các bạn muốn mua vui lòng đặt tiền trước 100%. Giá bán 450.000 đồng/ 1 sản phẩm”.

Lo lắng trước dịch sởi đang hoành hành, không ít bà mẹ đã rút tiền đặt mua loại vòng này cho con. Tuy nhiên, hình ảnh về sản phẩm mà người này đăng lên Facebook hoàn toàn bằng tiếng Nhật, không có chú thích nào diễn giải bằng tiếng Việt. Sản phẩm cũng được đóng gói, không có hình ảnh rõ ràng.

Các chuyên gia y tế cảnh báo: Sởi là bệnh lây lan qua đường hô hấp. Hiện nay, biện pháp ngăn ngừa bền vững và hiệu quả nhất vẫn là tiêm phòng. Việc sản phẩm “vòng chống sởi” với quảng cáo “trên trời”, được nhiều người mua đã đặt ra nhiều dấu hỏi lớn về chất lượng và tác dụng thực sự của nó.
P.V
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật