Sốc với văn hóa ‘sân si’ của các bạn trẻ hám danh

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trở thành khách không mời, hạ bệ đối phương và cả những chiêu trò không giống ai. Việc hoa hậu Thùy Dung và Á hậu Trương Thị Mây tranh giành nhau vị trí vedette ngay trên sàn catwalk hay hơn thua nhau về hàng ghế ngồi trong những sự kiện đã không còn quá xa lạ trong làng nghệ.
Sốc với văn hóa ‘sân si’ của các bạn trẻ hám danh
Bà Tưng và quản lý

Lòng đố kỵ khiến con người ta trở nên nhỏ mọn và sẵn sàng soi mói tìm khuyết điểm của nhau để phơi bày ra trước công chúng. Họ cảm thấy hả hê khi đồng nghiệp hứng chịu búa rìu của dư luận mà không nghĩ đến kết cục của bản thân.

Ngày nay không riêng gì giới văn nghệ sỹ mà những người trẻ cũng đang học đòi "sân si" lẫn nhau. Một bộ phận giới trẻ xem việc xuất hiện trong các sự kiện của giới giải trí là cách để chứng minh đẳng cấp của mình nên khi biết thông tin có chương trình sắp diễn ra, họ sẽ lân la, tìm cho mình một tấm vé thông hành để danh chính ngôn thuận xuất hiện trong vai trò khách mời.

Và để không thua kém bất kỳ ai, họ rất chịu khó đầu tư cho mình những bộ trang phục “thời thượng” thậm chí còn thuê cả thợ chụp hình để ghi lại những khoảnh khắc “lộng lẫy”. Tuy nhiên, khi thấy ai hơn mình, họ sẽ tìm cách vùi dập và soi mói để nhằm hạ bệ đối phương.

Điều này càng minh chứng rõ hơn khi gặp một ngôi sao nào đó xuất hiện, họ sẽ tìm cách tiếp cận để chụp hình để đăng lên trang cá nhân với những dòng chia sẻ đại loại: “Hôm nay chị đẹp quá… Em yêu chị”. Một câu hỏi đặt ra: Vì sao họ phải bày ra những chiêu trò như thế?

“Từng tổ chức vài chương trình, tôi chứng kiến những bạn trẻ, không hề hoạt động trong lĩnh vực giải trí nhưng cứ lấy danh nghĩa là stylist, cộng tác viên của các báo vào xin tác nghiệp. Tôi thấy chuyện đó bình thường nên luôn hỗ trợ các bạn ấy nhưng khi đã vào đến bên trong, họ tìm cách leo lên những hàng đầu tiên dành cho khách mời và rất khó khăn để mời họ di chuyển sang vị trí khác”, một đạo diễn chia sẻ.

Đối với những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật thì việc đi sự kiện là điều cần thiết để quảng bá hình ảnh của bản thân cũng như tạo lập những mối quan hệ trong công việc. Nếu xem việc xuất hiện ở các sự kiện là cơ hội để học hỏi thì đó là điều nên ủng hộ nhưng với một số bạn trẻ, các sự kiện lại là nơi để thể hiện bản thân và tạo danh tiếng trên... mạng xã hội.

Hồng Quế trở thành khách không mời trong sự kiện “Tôi thường xuyên bắt gặp những bạn trẻ xuất hiện "lồng lộn" thậm chí còn hơn cả nghệ sỹ trong các sự kiện, thậm chí, đôi lúc hơi làm quá với những kiểu trang phục không giống ai. Chẳng biết mục đích của họ là để làm gì”, một nhân viên PR chia sẻ.

Sự "sân si" đôi lúc bất chấp thủ đoạn để hạ bệ đối phương như kiểu nếu phát hiện trang phục của “bạn bè” là hàng nhái hay có vấn đề thì họ xem như bắt được vàng và không quên cơ hội tìm cách phơi bày nó trước công chúng. Và hiện tượng này không còn quá xa lạ trong thời buổi hiện tại.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật