Đâm người nhưng bị tước dao, có bị xử lý về tội giết người?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau một lúc, cả hai đều nhậu say và ra về, b bất ngờ rút dao đâm a, a né được và tước dao của b.
Đâm người nhưng bị tước dao, có bị xử lý về tội giết người?
Ảnh minh họa

Bạn đọc Phan Ánh Dương (anhduong55ddt@...) hỏi: a gặp b trong quán nhậu, do a vô tình là đổ bia lên chân b. Sau một lúc, cả hai đều nhậu say và ra về, b bất ngờ rút dao đâm a, a né được và tước dao của b. Hỏi b có phải chịu trách nhiệm Hình Sự về tội giết người không?

Luật gia Đặng Thu Hiền trả lời:

Trước hết phải xác định được ý thức chủ quan của b là cố ý giết a hay chỉ gây thương tích, từ đó xác định b phải chịu trách nhiệm Hình Sự về tội nào. Tuy nhiên, rất khó để xác định được ý thức chủ quan của b. Trong trường hợp này cần phải xem xét một cách toàn diện các tình tiết khác của vụ án như:

- hung khí có khả năng cao dẫn đến hậu quả chết người

- Vị trí tấn công vào các vùng xung yếu, có tính nguy hiểm cao trên c‌ơ th‌ể nạn nhân.

-  Cường độ tấn công mạnh, liên tục…

Nếu b cố ý gây hậu quả chết người, hành vi dùng dao đâm nhằm mục đích tước đoạt sinh mạng của a thì b có thể bị truy cứu trách nhiệm Hình Sự về tội “Giết người” quy định tại Khoản 2 điều 93 Bộ luật Hình Sự với tình tiết phạm tội chưa đạt do b không thể thực hiện được đến cùng hành vi giết người.

Hình phạt đối với tội “Giết người” theo quy định tại Khoản 2 điều 93 Bộ luật Hình Sự là phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. Tuy nhiên, đây là trường hợp phạm tội chưa đạt nên căn cứ theo khoản 3 Điều 52 Bộ luật Hình Sự thì mức hình phạt đối với b không quá ba phần tư mức phạt mà Khoản 2 điều 93 quy định. Như vậy, hình phạt có thể áp dụng với b là từ 63 tháng đến 135 tháng tù giam.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật