Nguồn gốc của hệ điều hành Android

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Android được nghiên cứu bởi công ty liên hợp Android từ tháng 10 năm 2003 như một nền tảng dành cho máy ảnh kỹ thuật số chứ không phải điện thoại. Kể từ khi Google mới tiếp quản Android vào năm 2005 đến thời điểm hiện tại Android là hệ điều hành trên điện thoại di động.
Nguồn gốc của hệ điều hành Android
Ảnh minh họa

Tháng 7 năm 2005, Google mua lại Android, Inc., một công ty nhỏ mới thành lập có trụ sở ở Palo Alto, California, Mỹ. Những nhà đồng sáng lập của Android chuyển sang làm việc tại Google gồm có Andy Rubin (đồng sáng lập công ty Danger), Rich Miner (đồng sáng lập công ty Wildfire Communications), Nick Sears (từng là phó chủ tịch của T-Mobile), và Chris White (trưởng nhóm thiết kế và phát triển giao diện tại WebTV). Khi đó, có rất ít thông tin về các công việc của Android, ngoại trừ việc họ đang phát triển phần mềm cho điện thoại di động. Điều này tạo những tin đồn về việc Google có ý định bước vào thị trường điện thoại di động.

Theo đó, từ năm 2003, Android do một kỹ sư công nghệ và là một người thích robot tên là Andy Rubin nghĩ ra, và trong những ngày đầu, nó này được phát triển bởi chỉ một số ít các kỹ sư trong ngành. Các nhóm này nhanh chóng nhận ra rằng thị trường máy ảnh kỹ thuật số không phù hợp cho hệ điều hành này và họ đã chuyển mục tiêu sang điện thoại di động.

Rubin đã mang dự án này đến giới thiệu với công ty Danger và với những kinh nghiệm mà Android mang lại, công ty này đã tạo ra một chiếc điện thoại mới gọi là T-Mobile Sidekick với bàn phím trượt cổ điển.

T-Mobile Sidekick

Sau đó, dự án Android tiếp tục phát triển âm thầm cho đến một ngày, khoảng một năm rưỡi sau khi hình thành thì gặp phải tình trạng cạn kiệt chi phí. Rubin đã nói chuyện với Samsung đầu tiên để bán lại dự án, nhưng công ty Hàn Quốc đã cười và từ chối lời đề nghị này, vì vậy vào một ngày may mắn khác, Android đã gặp Google và cả hai đã thành một đôi từ năm 2005.

Dưới sự trợ giúp của gã khổng lồ tìm kiếm, Android đã phát triển vượt bậc và đạt đến thành tựu rực rỡ như hôm nay, dĩ nhiên Google không phải là nơi hệ điều hành mã nguồn mở này sinh ranhưng đây chính là nơi mà nó được tái sinh lần nữa với những hào quáng sáng chói.


Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật