Nhận biết ung thư cổ tử cung qua một vài triệu chứng

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Gia đình, cơ địa, tuổi tác, quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc nhiều, viêm nhiễm phụ khoa... là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh ung thu cổ tử cung. Và người chưa bao giờ có quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc cũng sẽ có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
Nhận biết ung thư cổ tử cung qua một vài triệu chứng
Ảnh minh họa

Em năm nay 25 tuổi, chưa có quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc với ai. Nhưng dạo gần đây, thỉnh thoảng phần bụng dưới bên trái của em có hiện tượng đau, cảm giác như đau vì nhịn tiểu tiện nhưng khi đi tiểu lại không đau hay buốt. Theo thông tin em tìm hiểu thì có thể cơn đau xuất phát từ cổ tử cung. Em vẫn chưa có quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc, vậy em có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung không bác sĩ? Các dấu hiệu của ung thư cổ tử cung là gì? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! (M. Phương)

Trả lời:

Bạn M. Phương thân mến!

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư ác tính hình thành trong các mô cổ tử cung (các cơ quan kết nối tử cung và â‌ּm đạ‌ּo). Virus gây bệnh bướu gai ở người (HPV: Human Papilloma Virus) được xác nhận là thủ phạm gây ra ung thư cổ tử cung. quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc trước 1‌8 tuổ‌i, quan hệ với nhiều bạ‌n tìn‌h, sinh đẻ nhiều, hút thuốc lá là những yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung. HPV thâm nhập vào bên trong tế bào cổ tử cung, phát triển và làm biến đổi gen của tế bào. Các tế bào bị đột biến gen sẽ phát triển thành các tế bào ác tính. Một khi đã chuyển sang ung thư thì bướu sẽ lan rộng nhanh chóng trong thời gian ngắn.

Ở giai đoạn đầu, ung thư cổ tử cung thường không có dấu hiệu rõ rệt. Nhưng nếu chị em thấy có những dấu hiệu sau đây xuất hiện cùng lúc thì cũng nên cân nhắc, đi khám vì chúng có thể là triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung: Chảy máu â‌ּm đạ‌ּo, đau lưng, đi tiểu bị đau, nước tiểu đục, táo bón mãn tính hoặc người bệnh luôn có cảm giác muốn đi đại tiện dù ruột không có gì, đau khi quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc và tiết dịch â‌ּm đạ‌ּo, một chân bị sưng...

Nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như gia đình, cơ địa, tuổi tác, quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc nhiều, viêm nhiễm phụ khoa... Vậy nên, chưa quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc không có nghĩa là bạn không có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, chưa có gia đình cũng như chưa có quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc thì nguy cơ bị ung thư tử cung là có nhưng rất thấp (nếu gia đình bạn có người từng bị ung thư cổ tử cung).

Dấu hiệu đau bụng dưới bên trái của bạn không rõ ràng, không xuất hiện liên tục nên rất khó chẩn đoán bệnh. Để biết chính xác mình có thực sự bị ung thư cổ tử cung không, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám sản phụ khoa. Tốt nhất, để phòng ngừa căn bệnh này, bạn nên đi khám sức khỏe sinh sản định kỳ. Bên cạnh đó, bạn có thể  phòng ngừa ung thư cổ tử cung bằng cách chủng ngừa vắc-xin HPV và khám tầm soát định kỳ bằng xét nghiệm PAP smear (xét nghiệm tế bào cổ tử cung).

Chúc bạn vui khỏe!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật