Vượt qua bẫy thu nhập trung bình: Bắt đầu từ đổi mới tư duy

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc VN đang phải đối mặt với bẫy thu nhập trung bình trở thành chủ đề nóng trên các diễn đàn thông tin gần đây. Đồng thời cũng có rất nhiều chuyên gia kinh tế, DN khuyến nghị, hiến kế để giúp VN vượt qua bẫy thu nhập trung bình.
Vượt qua bẫy thu nhập trung bình: Bắt đầu từ đổi mới tư duy
Tăng trưởng GDP thực tế đang chậm lại

DĐDN trân trọng giới thiệu bài viết của TS Lưu Bích hồ - nguyên viện trưởng viện Chiến lược phát triển để bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Trong số 52 nền kinh tế thế giới ở mức thu nhập trung bình có tới 35 nền kinh tế rơi vào bẫy thu nhập trung bình, chỉ có 13 nước vượt qua được “bẫy” và trở thành nước có thu nhập cao. Trong 13 nền kinh tế này, ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á có 5 nền kinh tế vượt qua bẫy thu nhập trung bình (cả thấp và cao) là: Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn quốc, Singapore.

1.Kinh nghiệm chung quan trọng nhất của các nước này là có thể chế kinh tế tiến bộ, hiện đại, tất cả đều đi theo kinh tế thị trường hướng dần sang tự do hóa, mở cửa, dựa chủ yếu vào khu vực tư nhân hoặc chuyển mạnh từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân (Hàn Quốc, Singapore) và khi khu vực nhà nước còn mạnh thì độc quyền cũng được kiểm soát tốt. Chẳng hạn, Hàn Quốc có thời kỳ dùng các tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước như những quả đấm mạnh, sau đó cũng chuyển các tập đoàn đó cho khu vực tư nhân. Đài Loan phát huy rất mạnh khu vực tư nhân là các DNNVV.

2.Điểm chung là các nước này áp dụng mô hình hướng về XK khá thành công trong điều kiện thị trường thế giới chưa tự do hóa mạnh, phát huy được lợi thế ban đầu là nguồn lao động giá rẻ và nhập khẩu công nghệ mới, rồi sớm chuyển sang phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và sáng tạo công nghệ. Đồng thời, vận dụng, phát huy rất tốt yếu tố khoa học công nghệ, từ nhập khẩu công nghệ của Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu tiến nhanh tới tự nghiên cứu sáng tạo rất thành công do có nguồn nhân lực chất lượng cao v tà chính sách đặc biệt với phát triển khoa học công nghệ....

3.Trong lĩnh vực vốn đầu tư ban đầu có phần quan trọng dựa vào bên ngoài chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản, cả ODA và FDI, cùng với huy động rất mạnh nguồn trong nước, kể cả của nhà nước và khu vực tư nhân với tỷ lệ tích lũy cao (40 - 50%), đồng thời sử dụng có hiệu quả cao nguồn vốn (ICOR không cao và giảm dần từ 3-4 xuống 2-3).Trong quá trình triển khai công nghiệp hóa, các nước đều chú trọng chọn lựa một số trọng điểm trong từng thời kỳ để tập trung phát triển, như Hàn Quốc, Đài Loan mỗi thời kỳ 5-7-10 năm đều chọn một số ngành/chương trình trọng điểm, mũi nhọn (từ 5-10 ngành/sản phẩm) để đột phá tạo sức bật mới và chuyển đổi, nâng cấp cơ cấu kinh tế.

4.Về mặt xã hội, nói chung đã coi trọng mục tiêu công bằng, chính sách phúc lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập; giải quyết thỏa đáng vấn đề đất đai trên cơ sở sở hữu tư nhân, có chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình hiện đại hóa nông nghiệp và đô thị hóa nhanh. Đặc biệt Đài Loan do khu vực kinh doanh vừa và nhỏ chiếm ưu thế nên việc phân bố tài sản có phần hài hòa hơn, hạn chế được chênh lệch giàu nghèo. Vấn đề môi trường cũng đã được chú ý trong quá trình công nghiệp hóa, đặc biệt Singapore là một điển hình sáng.

5.Các nước đều có thể chế và bộ máy quản trị hành chính - kinh tế hiện đại. Tuy quản lý kinh tế có sử dụng kế hoạch nhưng quyết định vẫn là sử dụng công cụ chính sách để tác động khuyến khích, hỗ trợ thúc đẩy đi đôi với giám sát chặt và giải quyết kịp thời các vấn đề vướng mắc nảy sinh của DN, thị trường. Trong cả quá trình phát triển thường có các chính sách tài khóa, tiền tệ cùng với chính sách công nghiệp tốt hoặc điều chỉnh linh hoạt, phân bổ và sử dụng nguồn lực hợp lý, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, khi xảy ra lạm phát cao thì việc điều chỉnh khắc phục cũng không kéo dài. Bộ máy hành chính có chất lượng, hiệu lực hiệu quả cao, tinh gọn, coi trọng sử dụng nhân tài, ít tham nhũng, nhất là Singapore.

6.Về yếu tố quốc tế và chính sách đối ngoại, các nước này đều dựa chủ yếu vào đồng minh chiến lược Mỹ và hợp tác tốt với Nhật Bản, Tây Âu, là lực lượng tích cực đi đầu trong hội nhập quốc tế WTO…; đồng thời biết khai thác các thị trường khu vực với các nước đang phát triển qua đầu tư FDI và thương mại ở vị trí luôn giữ ưu thế.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật