Trung tâm các thiên hà: những lỗ đen khổng lồ

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tuần san của Đại học Harvard ngày 23-10 vừa đăng tải một phát hiện mới nhất về các lỗ đen từng tồn tại ít nhất 12 tỉ năm trước trong vũ trụ. Đây là kết quả quan sát của nhóm các nhà thiên văn học Anh, Mỹ và Đài Loan trong nỗ lực tìm hiểu dải thiên hà 4C60.70 rất xa chúng ta.
Trung tâm các thiên hà: những lỗ đen khổng lồ
Minh họa cho thấy va chạm của hai thiên hà, thiên hà 4C60.70 bên trái đã cơ bản dùng hết năng lượng và bụi thiên thạch

Những hình ảnh mới, do tổ hợp kính thiên văn Submillimeter Array đặt tại Hawaii chụp, cho thấy thiên hà 4C60.70 vừa va chạm với một thiên hà lân cận. Cả hai đều mang một lỗ đen khổng lồ ở trung tâm.

Trước đây, khi quan sát thiên hà 4C60.70, các nhà thiên văn tính ra mỗi năm nó có thể tạo ra đến 5.000 vì sao. Qua so sánh, người ta phát hiện thiên hà cũ (4C60.70) đã già cỗi (chết), các vì sao do nó tạo ra đã cũ kỹ và tĩnh lặng. Ngược lại, dải thiên hà mới hãy còn trẻ và đang trong quá trình tạo ra hàng loạt vì sao mới. Sau cú va chạm, 4C60.70 hút về phía mình một luồng bụi khổng lồ từ thiên hà kia.

Giáo sư Rob Ivison (Trung tâm Công nghệ thiên văn học Vương quốc Anh) cho biết: “Cả hai thiên hà này đều chứa một lỗ đen khổng lồ ở trung tâm, mỗi lỗ đen có năng lượng thắp được hàng tỉ tỉ bóng đèn. Điều này khiến chúng ta tiếp tục đặt câu hỏi: liệu còn bao nhiêu lỗ đen khổng lồ khác nằm khuất trong các dải thiên hà xa xôi của vũ trụ rộng lớn này mà con người chưa biết đến?”.

Ước đoán hai thiên hà này cùng hai lỗ đen trung tâm từng tồn tại rất lâu trước đây, chỉ sau khi vũ trụ hình thành chừng 1,7 tỉ năm. Hiện nay, nghiên cứu cho thấy hai thiên hà này đang có khuynh hướng hợp nhất thành một thiên hà mang hình quả bóng. Hai lỗ đen cũng có nhiều khả năng hợp nhất thành một lỗ đen lớn hơn.

NGUYỄN NGỌC THƠ
(Theo Harvard University Gazette)

Tuổi thọ có di truyền?

Sau khi nghiên cứu những người sinh đôi với tài sản di truyền giống hệt nhau, Jean-Marie Robine, giám đốc phòng thí nghiệm dân số & sức khỏe thuộc Inserm, cho biết: không có gen tuổi thọ nhưng có một tổng hợp nhiều gen, giúp con người cường tráng hơn, đề kháng bệnh tật tốt hơn hay sửa chữa tế bào hoàn hảo hơn. Tuổi thọ chính là khả năng thích nghi tài sản di truyền với môi trường sống. Điều đó xác định thói quen ăn uống, cách sinh hoạt, đối phó với môi trường xã hội... nhưng hiệu quả rất khó nhận ra và ở quan điểm các nhà nghiên cứu, những ai thọ trên 100 tuổi đều do... may mắn!

Dưa hấu cường dương?

Đó là nhận định của nhà sinh học Brown Patil (Texas, Mỹ). Ông cho biết trong dưa hấu có chất citrulline, khi vào c‌ơ th‌ể sẽ biến thành arginine - kích thích việc sản sinh monoxite nitơ, có tác dụng làm dãn tĩnh mạch. Thuốc Viagra cũng sử dụng chính quy trình này. Trong dưa hấu còn có lycopène là chất chống lão hóa tim, tuyến tiền liệt và da.

bệnh ung thư truyền qua máu?

Không, theo Bernard David - giám đốc Cơ quan Truyền máu Pháp. Một nghiên cứu cho thấy người được truyền máu từ bệnh nhân ung thư không mắc bệnh ung thư nhiều hơn bình thường. Quy trình kiểm soát trước khi truyền máu có thể ngăn chặn rất nhiều nguy cơ. Bạch cầu, tế bào ung thư có thể truyền đi bằng đường máu đã bị loại ra trước khi truyền máu. Chỉ có hồng cầu, tiểu cầu và huyết tương được truyền, nhưng ung thư hồng cầu là cực hiếm. Hồng cầu không có phân tử ADN nên không thể sinh sản. Sau khi vào c‌ơ th‌ể người nhận máu chúng dần biến mất.

Thiên thạch

Thỉnh thoảng một số thiên thạch đâm xuống mặt Trái đất và có thể tạo những hố lớn. Thiên thạch nổi tiếng nhất đã tạo ra hố Barringer tại Arizona, Mỹ. Thành phần chủ yếu của nó là sắt, đường kính khoảng 40m, rơi với tốc độ 11km/giây tạo một hố sâu có bề rộng 1km, rơi xuống Trái đất cách đây khoảng 50.000 năm,

Tại sao Mặt trăng có nhiều hố sâu?

Mặt trăng không có khí quyển, do đó thiên thạch và sao băng từ không gian lao thẳng xuống bề mặt Mặt trăng, tạo ra các hố sâu. Một trong các hố lớn nhất là hố Tycho, có chiều rộng hơn 85km.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật