Kinh tế thế giới: đã tăng trưởng nhưng vẫn dễ suy thoái

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các quan chức tài chính hàng đầu thế giới nhận định: kinh tế thế giới đã tăng trưởng nhưng vẫn còn tồn tại nguy cơ suy thoái và nguy hiểm tiềm ẩn từ các mâu thuẫn địa- chính trị như tại Ukraine.
Kinh tế thế giới: đã tăng trưởng nhưng vẫn dễ suy thoái
Giám đốc điều hành IMF Christine Legarde
Các quốc gia giàu có đứng đầu là Mỹ, Anh đang trở thành động lực phục hồi kinh tế, trong khi tăng trưởng tại Eurozone và Nhật Bản cũng cho thấy các dấu hiệu tích cực.
Tuy nhiên, tại các thị trường mới nổi như Trung Quốc, tăng trưởng đã chậm hơn; và rất nhiều quốc gia vẫn đang chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của tỉ lệ thất nghiệp với hàng chục triệu người đang tìm việc.

Kết luận trên được đưa ra vào thứ bảy sau 3 ngày thảo luận với Qũy tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (World Bank). Được biết cuộc thảo luận lần này được mở màn bằng cuộc gặp của các Bộ trưởng Bộ tài chính của nhóm G20.

Theo tuyên bố kết thúc của IMF, “Xây dựng nền kinh tế toàn cầu năng động hơn, bền vững hơn và nhiều việc làm hơn vẫn luôn là mục tiêu cao nhất của chúng tôi”,

Giám đốc điều hành IMF Christine Legarde và các Bộ trưởng tài chính nói rằng thế giới đã bước vào giai đoạn phát triển mới với tỉ lệ tăng trưởng cao hơn và khả năng tạo việc làm tốt hơn.

Theo dự đoán mới nhất của IMF, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,6% trong năm nay và 3,9% trong năm 2015. Nhưng theo các Bộ trưởng tài chính, vẫn còn rất nhiều khó khăn tồn tại, từ nỗi lo về thị trường cổ phiếu bất ổn cho tới sự suy yếu trong dự trữ của các quốc gia, đặc biệt là sự đối đầu chính trị mới nổi lên giữa Nga và EU về khủng hoảng Ukraine.

Được biết, Bộ trưởng Bộ tài chính Ukraine vừa chấp nhận gói hỗ trợ trị giá lên tới 18 tỷ USD của IMF nhằm giải quyết vấn đề nợ công của nước này để tránh khủng hoảng tài chính. Trong khi Bộ trưởng tài chính Pháp và các quốc gia châu Âu khác cũng đã đề nghị tăng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga.

Tuy nhiên, các biện pháp cấm vận không dễ gì thực hiện được vì các nước châu Âu có quan hệ kinh tế rất mật thiết với Nga, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng, trong khi các biện pháp ngoại giao thường phải mất rất nhiều thời gian. Hơn nữa, phía Mỹ cũng gặp khó khăn khi thông qua các gói cứu trợ kinh tế cho nước ngoài vì sự trì hoãn của quốc hội.

Theo IMF, nếu quốc hội Mỹ không thể thông qua giải pháp vào cuối năm nay, họ sẽ tìm các giải pháp khác mà theo các quan chức, các giải pháp đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến ảnh hưởng thương mại và khả năng lãnh đạo thế giới của Mỹ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật