Lính Nhật Bản được tạo điều kiện tìm người yêu

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cục phòng vệ Nhật Bản ráng chinh phục thiện cảm của người dân, bằng cách xây dựng hình ảnh “mềm hóa“ lực lượng quân sự nước này.
Lính Nhật Bản được tạo điều kiện tìm người yêu
Ảnh minh họa
Người Nhật Bản lâu nay yêu chuộng hòa bình, ghét chiến tranh, nhưng họ đang dần có cảm tình với lực lượng quân sự quốc gia, do Cục phòng vệ Nhật Bản (SDF) đang có những chiến dịch quan hệ cộng đồng để lực lượng chiếm được cảm tình của người dân.

SDF mỗi năm còn tổ chức 3 cuộc hẹn hò tập thể với sự tham gia của bộ binh, không quân và hải quân, thu hút sự tham gia của 1.427 phụ nữ độc thân muốn có người lính làm người yêu và nếu có thể thì tiến đến hôn nhân.

Tiếng hát thu hút tình cảm cho quân đội
Những cách SDF muốn tạo thiện cảm là cử quân nhân tham gia các cuộc thi tài trên mạng internet, giới thiệu các ca sĩ hát nhạc opera và tổ chức những cuộc giao lưu giữa binh lính với dân. Họ cũng xuất hiện trong văn hóa của giới trẻ, như hiện thanh niên Nhật Bản thích xem phim hoạt họa “Học trò lái Panzer” với các cô gái thủ vai những nữ sinh lái xe tăng Panzer của Đức ra trận…

Trên trận tuyến phát triển tình quân-dân này, nổi bật là nữ quân nhân Yukari Miyake, 27 tuổi, được gọi là “giọng hát oanh vàng” của SDF vốn có 230.000 quân. Bên lề  một cuộc biểu diễn ở Tokyo hồi năm ngoái, Miyake nói xem ra người dân yêu mến cô: “Nó có ý nghĩa lớn vì tôi mặc quân phục đi hát. Mỗi khi lên sân khấu hát cho khán giả nghe, tôi cảm thấy mình đang truyền những cảm hứng đến họ, và họ trở nên cởi mở hơn, dễ dàng tỏ thiện cảm với người mặc quân phục”.

Khán giả đến xem buổi diễn này nói âm nhạc cùng các hoạt động văn hóa khác góp phần làm “mềm hóa” hình ảnh quân đội.  Nobuyuki Shikada, 43 tuổi, nói với hãng tin AFP: “Khi càng có nhiều các hoạt động ấy, tôi nghĩ hình ảnh SDF sẽ thay đổi”.

Nữ quân nhân Yukari Miyake mặc quân phục hát biểu diễn opera với chất giọng soprano
Đang làm khiên, muốn làm giáo

Sự thay đổi hình ảnh này bắt đầu khi Thủ tướng Shinzo Abe theo chủ nghĩa dân tộc, đang thúc đẩy để SDF có thêm kinh phí hoạt động để khẳng định sức mạnh quân sự, trong bối cảnh Nhật Bản đang có quan hệ căng thẳng với Trung Quốc.

SDF chưa bắn phát đạn nào từ sau khi quân Nhật đầu hàng Mỹ hồi năm 1945, chấp nhận bị liên quân do Mỹ dẫn đầu chiếm đóng đến năm 1952. Lực lượng quân sự Phù Tang một thời hùng hậu đã bị giảm bớt sức mạnh, bị Hiến pháp yêu chuộng (do nước ngoài áp đặt) tước quyền khởi chiến và chỉ giới hạn ở mảng phòng vệ quốc gia.

Nay, SDF là một lực lượng có kỷ luật, tính chuyên nghiệp cao, khác với thời đội quân Nhật hoàng “quậy tưng” châu Á trước và trong Thế chiến 2, theo AFP. Các nỗ lực cứu hộ của SDF, an ủi người thân của các nạn nhân xấu xố sau vụ sóng thần ở Nhật Bản năm 2011 đã làm người dân bắt đầu có thiện cảm với quân đội của họ.
Yoshinori Saeki, tổng thư ký viện nghiên cứu hòa bình-sự ổn định ở Tokyo, nói: “Người dân bắt đầu cảm thấy thoải mái với quân đội, giống như họ đã hài lòng với cảnh sát hoặc lính phòng cháy chữa cháy.
Chiến dịch thu hút thiện cảm  được lập khi Thủ tướng Abe tự tin thúc đẩy tái định dạng vai trò của Nhật với thế giới, nhất là vai trò của quân đội. Ông đang vận động để thay đổi luật, nhằm để  SDF có thể ra nước ngoài chiến đấu để bảo vệ một đồng minh bị tấn công. Cách này gọi là “phòng vệ tập thể”.

Bắc Kinh đã gọi các hành động của ông Abe là sự quay đầu nguy hiểm trở về chủ nghĩa quân phiệt hồi thế kỷ 20. Nhưng theo AFP, hầu hết các nhà phân tích chính trị cho nhận Trung Quốc “nói quá”, chứ Nhật Bản không còn là nỗi đe dọa của các nước láng giềng.

Trở ngại duy nhất của mục tiêu đưa quân ra nước ngoài chiến đấu là dư luận Nhật Bản. Nhà báo Kirk Spitzer chuyên về quân sự, nói “Đa số người Nhật vẫn còn sợ chuyện có một đạo quân thật sự. Nhưng tôi cũng cho rằng họ đã bớt lo lắng hơn về ý tưởng ấy so với những năm trước”.

Việc tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Nhật Bản với Trung Quốc, nên Thủ tướng Abe đã được tăng chi quân sự trong năm tài chính này (từ ngày 1.4). Tổng thư ký viện nghiên cứu hòa bình-sự ổn định Saeki từng là trung tướng bộ binh Nhật Bản, nói quân đội đang cần chuẩn bị đối phó trước mọi tình huống.

Ông Saeki nói: trong quan hệ an ninh Nhật-Mỹ, người ta bảo Mỹ là ngọn giáo còn Nhật là tấm khiên. Nhưng, “tư tưởng của người ta nay đã thay đổi…Không nghi ngờ gì nữa, chúng tôi đang ở một giai đoạn mới”.

Nhưng nhà báo Spitzer nói dù cả khi “giày đinh” lính Nhật đặt xuống cát quốc tế, SDF cũng không bả đảm họ có thích ứng với nơi ấy hay không. Ví dụ  về những khác biệt giữa Nhật Bản và Mỹ: người Nhật chưa quen nhìn thấy các nữ quân nhân như người Mỹ. Vì người Nhật mặc quần áo dân sự đi đến căn cứ mới mặc quân phòng vào.

Spitzer nói “Quân đội Nhật Bản tự thắc mắc liệu họ có nên là một tổ chức quân sự nhiều hơn so với trước đây hay không”.

Nhật Bản đã kỳ vọng quân đội của họ sẽ được tôn trọng, được xem là một lựa chọn nghề nghiệp, khi SFD tuyển những người lính có học và giàu lòng yêu nước. Và đó là lý do Spitzer cho rằng nó giải thích được các chiến dịch đánh bóng lực lượng của SDF, thông qua các ca-nhạc sĩ quân nhân, các cuộc thi tài: “Nó giúp tạo cảm tưởng người của quân đội là những người bình thường, không phải là một tập thể giết người”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật