Nỗi khổ của doanh nghiệp bất động sản?

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 10/4, UBND TP HCM cùng các sở ngành tổ chức đối thoại nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp bất động sản trên địa bàn. Tại buổi đối thoại, các doanh nghiệp kiến nghị nhiều giải pháp giảm giá bất động sản.
Nỗi khổ của doanh nghiệp bất động sản?
Ảnh minh họa

Các doanh nghiệp nhận định, mặc dù đã giảm khá nhiều nhưng giá bất động sản nước ta hiện nay vẫn rất cao so với nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, doanh nghiệp không thể hạ giá bất động sản xuống nữa vì bên cạnh chi phí thực hiện dự án thì các chi phí phát sinh quá lớn làm giá nhà ở bị đẩy lên. Nếu giảm được các chi phí phát sinh này thì giá nhà ở hoàn toàn có thể giảm xuống.

Bà Nguyễn Thị Loan - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM thừa nhận: Có dịp tham quan nhiều dự án nhà ở trên thế giới mới “giật mình” vì giá nhà ở nước ta quá cao. Tuy nhiên, lỗi này hoàn toàn không phải chỉ ở doanh nghiệp đẩy giá bất động sản lên trong thời kỳ “sốt” của thị trường mà nguyên nhân một phần ở thủ tục hành chính quá nhiêu khê, kéo dài, làm chi phí thực hiện dự án tăng lên. Do đó, khi hoàn thành dự án doanh nghiệp phải tính thêm chi phí này vào giá thành sản phẩm nên đẩy giá nhà ở lên cao.

Có thể thấy, phần lớn các doanh nghiệp bất động sản nước ta đều vay vốn ngân hàng để thực hiện dự án. Khi vướng mắc thủ tục thì tiến độ thực hiện dự án sẽ bị chậm lại, mà cứ một năm chậm tiến độ chi phí vốn sẽ tăng lên từ 10 - 15%. Như vậy, giá thành sản phẩm bán ra cũng phải tăng theo nếu không doanh nghiệp sẽ lỗ nặng.

Tại buổi tọa đàm, đa số doanh nghiệp đều bày tỏ bức xúc liên quan đến thủ tục hành chính vì hầu như doanh nghiệp nào cũng có dự án bị vướng mắc thủ tục mà nhiều năm rồi không giải quyết được, khiến dự án cứ “giậm chân tại chỗ” trong khi chi phí phát sinh ngày càng cao.

Bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Quốc Cường Gia Lai bức xúc: Dự án Tân Kiểng - Phước Kiểng huyện Nhà Bè của công ty đã đền bù, san lắp được 82% diện tích nhưng do vướng nhiều thủ tục mà từ năm 2005 đến nay dự án vẫn chưa thể triển khai. Trong khi đó, tiền vay ngân hàng thực hiện dự án lên đến 1.500 tỷ đồng. Các chi phí phát sinh khi dự án chậm tiến độ là gánh nặng quá lớn đối với doanh nghiệp.

Ngoài thủ tục hành chính thì nhiều khoản thu không hợp lý cũng góp phần làm tăng giá bất động sản. Đặc biệt, tiền sử dụng đất quá cao là bức xúc của tất cả các doanh nghiệp bất động sản.

Chính vì thu tiền sử dụng đất quá cao mà nhiều người dân và doanh nghiệp không đủ điều kiện để đóng. Hiện TP HCM đang tồn đọng 17.000 hồ sơ chưa đóng tiền sử dụng đất, gần 700/1.300 dự án ngưng triển khai liên quan đến vấn đề này.

Bà Đào Thị Hương Lan, Phó Giám đốc Sở Tài chính TP HCM nhìn nhận, thu thấp nhưng thu được nhiều còn hơn là thu cao mà thu được ít. Tính tiền sử dụng đất là do cơ chế chính sách từ Trung ương. Thành phố đã kiến nghị nhiều lần về việc này nhưng kết quả không đạt yêu cầu. Hy vọng dự thảo Nghị định thu tiền sử dụng đất sớm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Ông Lê Chí Hiếu, Giám đốc Công ty Phát triển nhà Thủ Đức cho rằng: Việc giảm thu và rút ngắn thời gian làm thủ tục sẽ giải quyết cho doanh nghiệp rất nhiều vấn đề. Đây là việc mà các cơ quan nhà nước hoàn toàn có thể làm được để gỡ khó cho doanh nghiệp. Đó cũng là giải pháp giúp doanh nghiệp giảm nợ xấu, giúp giá nhà ở giảm xuống để phù hợp hơn với điều kiện của người dân.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật