BQTH World Cup 2014: Ở đâu cũng cãi nhau như… mổ bò

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Không riêng gì ở Việt Nam, bản quyền truyền hình World Cup 2014 cũng là đề tài tranh cãi gay gắt ở các nước trong khu vực Đông Nam Á như Singapore và Thái Lan. Tuy nhiên, không có nước nào lại có giá BQTH nhảy vọt từ 2,7 triệu USD (World Cup 2010) lên đến 10 triệu USD như tại Việt Nam.
BQTH World Cup 2014: Ở đâu cũng cãi nhau như… mổ bò
Ảnh minh họa

Có thật MP&Silva chi 7 triệu USD mua BQTH Word Cup 2014? Đã có nhiều thông tin từ báo chí VN cho rằng sỡ dĩ, MP&Silva chào giá “đắt cắt cổ” 10 triệu USD với các nhà đài Việt Nam  vì công ty đến từ Ý đã bỏ thầu đến 7 triệu USD để mua BQTH World Cup 2014 từ FIFA. Cần biết, năm 2010, công ty Dentsu (Nhật Bản) đã chào bán BQTH World Cup 2010 cho VTV với giá 2,7 triệu USD.

Tra cứu nhiều nguồn thông tin quốc tế, đến giờ có thể khẳng định ngay rằng thông tin MP&Silva mua BQTH World Cup 2014 tại Việt Nam với giá 7 triệu USD là không có cơ sở. Đây có thể chỉ là thông tin do chính MP&Silva cố tình “rò rỉ” ra cho báo chí Việt Nam với mục đích có lợi cho họ theo kiểu “mua đắt thì bán phải đắt”.

BQTH World Cup 2014 trên lãnh thổ Việt Nam đang thuộc về công ty MP&Silva

Giá trị BQTH World Cup 2014 cho đến thời điểm này vẫn là thông tin bí mật giữa FIFA và các đơn vị đã trúng thầu trên các quốc gia và vùng lãnh thổ.

Không chỉ ở Việt Nam mà ở tất cả các nước trong khu vực ĐNÁ lẫn châu Á, người ngoài, báo chí hay thậm chí là các cơ quan chính phủ cũng không biết chính xác được giá trị mua bán BQTH World Cup 2014 giữa FIFA và các đối tác là bao nhiêu.

Đây là thông tin kinh doanh bảo mật tuyệt đối của FIFA và mang yếu tố sống còn đối với các doanh nghiệp trúng thầu BQTH World Cup.

Báo chí hầu hết chỉ có thể tiếp cận được thông tin theo cách đối chiếu giá trị BQTH World Cup 2010 (đã được công khai) hoặc giá tiền thuê bao cũ tính trên từng hộ gia đình của 4 năm trước với giá mới của năm 2014.

Ví dụ, ở Singapore để xem truyền hình trực tiếp World Cup 2010, mỗi thuê bao sẽ bỏ ra 88 SGD (70,62 USD) và ở World Cup 2014 giá thuê bao là 112,35 SGD (89 USD). Với mức tăng gần 19 USD sau 4 năm, người Singapore than trời rằng họ phải chịu chi phí xem World Cup 2014 đắt nhất khu vực.

Sỡ dĩ, người Singapore bất bình vì hồi năm 2010, họ đã chịu “cú sốc” BQTH khi từ 10,5 USD tại World Cup 2006 vọt lên thành 70,62 USD – tức tăng gấp… 7 lần.

Ở đâu cũng thấy cãi nhau vì BQTH World Cup

Tại Thái Lan, tháng 8.2013, công ty truyền thông RS International đã trúng thầu gói BQTH World Cup 2014 từ FIFA rồi sau đó chào bán cho Đài truyền hình Thái. Giá chào bán RS Co. Ltd với các nhà đài Thái Lan không được tiết lộ nhưng được cho là rất đắt đến nỗi các nhà đài phải khiếu nại lên Ủy ban Phát thanh truyền hình quốc gia Thái Lan (NBTC) đề nghị can thiệp vì nếu không “người dân sẽ không được xem World Cup 2014 miễn phí như trước đây”.

Đứng về phía các nhà đài Thái Lan, NBTC đã đưa ra một danh sách các sự kiện thể thao gồm: World Cup, Asian Games, Olympic, SEA Games là những chương trình phải được phát sóng miễn phí phục vụ lợi ích cộng đồng. bị can thiệp từ chính quyền, RS Co.Ltd và đã nộp đơn kiện NBTC và 12 cá nhân ra Tòa án dân sự trung ương.

Theo tờ Bangkok Post nhận định thì khả năng RS Co.Ltd thắng kiện rất lớn vì họ đã mua BQTH World Cup 2014 trước khi văn bản của NBTC được ban hành. Dù NBTC nhân danh “lợi ích công đồng” nhưng RS Co.Ltd đã thực hiện đúng trình tự kinh doanh hợp pháp và họ cần được bảo vệ quyền lợi chính đáng khi bỏ chi phí mua BQTH từ FIFA.

Câu chuyện trở nên bế tắc và Tòa án dân sự trung ương Thái Lan đề nghị các bên thỏa thuận với nhau để tìm ra giải pháp hợp lý về giá cả, bằng không Tòa án sẽ bảo vệ RS Co.Ltd và như vậy ngừoi dân sẽ không được xem World Cup miễn phí.

Năm 2010, SingTel và StarHub đã bắt tay nhau mua BQTH World Cup nhưng giá bị đẩy lên gấp 7 lần so với World Cup 2006 khiến dư luận Singapore chỉ trích kịch liệt (tranh biếm của James Tan)

Ở Singapore, công ty SingTel đơn vị trúng thầu BQTH World Cup 2014 khi vượt mặt đối thủ cạnh tranh StarHub cũng bị dư luận chỉ trích vì 2 đơn vị này thường kèn cựa nhau vấn đề BQTH giải Ngoại hạng Anh, World Cup, Euro khiến giá BQTH bóng đá ở Singapore ngày càng tăng cao.

Năm 2006, StarHub nắm quản quyền World Cup và 4 năm sau tại World Cup 2010 thì StarHub bắt tay với SingTel chỉ đúng 35 ngày trước giờ bóng lăn. Ở World Cup 2014, SingTel đã cho StarHub “ngửi khói” như đã từng làm khi độc quyền truyền hình giải Ngoại hạng Anh 3 mùa 2013-2016.

Hiện tại StarHub đang tranh cãi nảy lửa với SingTel về chuyện sẽ mua lại gói BQTH World Cup 2014 với giá bao nhiêu là thỏa đáng. Dù vậy, sự canh tranh của 2 tập đoàn viễn thông này vẫn khiến người dân Singapore bực tức vì rốt cuộc họ chẳng được lợi gì ngoài việc cứ phải móc thêm tiền túi ra để xem bóng đá.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật