Tác giả của ‘Làng Bến Súc’ qua đời ở tuổi 70

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Jonathan Schell là một cây bút nổi tiếng với nhiều tác phẩm khai thác về đề tài chiến tranh. Ông đã hiến thân cả cuộc đời mình và dùng ngòi bút sắc bén của mình để phơi bày tội ác của Mỹ trong chiến tranh xâ‌m lượ‌c Việt Nam.
Tác giả của ‘Làng Bến Súc’ qua đời ở tuổi 70
Jonathan Schell

Có thể là một bản cáo trang gay gắt về chính sách Hoa Kỳ tại Việt Nam, hoặc ông vẽ nên một bước tranh thảm khốc về lò thiêu hạt nhân. Ông đã qua đời vào ngày 25 tháng 3 tại nhà riêng ở Brooklyn, thọ 70 tuổi.

Irenna Gross – người bạn đời của ông tâm sự ông mất vì bệnh ung thư.

 

Ông Schell được công chúng biết đến với cuốn sách đầu tay có tên "Làng Bến Súc" (1967) khi còn đang ở độ tuổi 20. Cuốn sách viết về sự tàn phá có hệ thống của quân đội Mỹ ở một làng quê miền Nam Việt Nam. Năm 1982, tên tuổi của ông được khẳng định khi cho ra đời cuốn "Số phận thế giới", một nghiên cứu về những nguy cơ của cuộc chay đua vũ khí hạt nhân và nằm trong danh sách những cuốn sách bán chạy nhất của New York Times trong nhiều tháng liền.

 

Cả hai cuốn sách này cũng như nhiều tác phẩm khác của ông đều là các bài viết trên tờ The New Yorker, nơi ông làm biên tập viên trong suốt hai thập niên.

 

Hầu hết các cuốn sách của ông, bao gồm cuốn "Thời đại giả tưởng" (1976) viết về vụ Watergate, và "Sự xoá bỏ" (1984), phần tiếp theo của "Số phận thế giới" - kêu gọi việc giải trừ hạt nhân, tập trung vào cái mà ông gọi là sự phản bội liên tục (Cam kết mà không thực hiện) của Chính Phủ Hoa Kỳ trước lòng tin của nhân dân.

 

Theo ông nguyên nhân nằm ở các quyết định độc đoán, sự thần thánh hoá quốc gia và những sự thật còn bị che lấp mà Chính Phủ nước này đã duy trì từ lâu.

 

Nhiều nhà phê bình ca ngợi tác phẩm của ông mang tính sáng tỏ và uyên bác, văn phong giản dị nhưng lập luận mang đầy sức thuyết phục. Tuy nhiên, có một số người chỉ trích ông là người ngây thơ gieo rắc lòng hoang mang và quá tự tin về lý luận của mình.

 

Các phản hồi về tác phẩm "Làng Bến Súc" trên The Times đã minh họa cho sự khác nhau về quan điểm này.

 

Năm 1967, trên đường trở về nước sau khi kết thúc nghiên cứu sinh Nhật Bản, ông Schell đã đến Việt Nam. Tại mảnh đất này, ông đã được tận mắt chứng kiến chiến dịch Cedar Fall, một chiến dịch trên không tại làng Bến Súc, cách Sài Gòn 30 dặm về phía Đông Bắc, nơi được coi là thành trì của Việt Cộng.

 

Ông Schell đã trực tiếp đưa tin về sự xâ‌m lượ‌c của Mỹ, hàng ngàn người dân bị ép rời khỏi ngôi làng của mình và sự hủy diệt tột cùng của tội ác ở Bến Súc.

 

"Vào lúc 1:00, số lượng Việt Cộng bị giết là 24", ông tường thuật : "Tôi hỏi một nhân viên lập bảng thành tích này về cách quân đội Mỹ xử lý xác chết của kẻ thù. Anh ta nói, "Chúng tôi bỏ các xác chết này lại và cứ để như vậy thôi." Đối với tôi, điều này thật khó chấp nhận vì những xác chết này chủ yếu là phụ nữ và trẻ nhỏ. Chiều đến, tôi nghe được cuộc trao đổi như sau trên đài chiến trận:


“Thưa ngài, chúng tôi biết nên làm gì với những xác chết này? Hết!”
“Tại sao các anh không quẳng chúng xuống sông? Hết
“Chúng tôi không thể làm thế. Chúng ta còn phải uống nước sông, thưa ngài”.


Khi viết lời bình cho "Làng Bến Súc" trên tờ The Times, Eliot Fremont-Smith đã gọi ông Schell là "một người quan sát nhạ‌y cả‌m, một nhà văn có cái đầu tỉnh táo và óc sáng suốt", cuốn sách của ông được cho là "một trong những bản cáo trạng nghiêm túc nhất chỉ ra mục đích và hành vi của cuộc chiến tranh Việt nam"

 

Cũng trong một bài phê bình trên tờ The Times Book Review, nhà báo John Mecklin, sau khi ca ngợi một số khía cạnh của cuốn sách, tiếp tục nói rằng: "Nếu Làng Bến Súc từng được đánh giá cao như một bản cáo trạng thì cũng phải cần xem nó như một loại báo chí định kiến do mắc phải vô số những thiếu sót ".

 

Với "Số phận thế giới" Ông Schell đã được mọi người ghi nhận công lao giúp"trấn an" những người dân thường trên thế giới về sự nghiệp giải trừ vũ khí hạt nhân. Cuốn sách dựa trên các cuộc phỏng vấn của tác giả với nhiều nhà khoa học đã vạch ra những hậu quả có thể có hoặc không của một cuộc chiến tranh hạt nhân và bác bỏ lý do tích trữ hạt nhân của Hoa Kỳ lâu nay như một phương tiện dùng để ngăn chặn.

 

"Người ta thường chờ đợi sự việc xảy ra trước sau đó mới ghi chép lại", ông Schell viết trong phần mở đầu của cuốn sách. "Nhưng với bất kể lý do gì chúng ta cũng không thể để cho sự hủy diệt hàng loạt xảy ra, trong hoàn cảnh này chúng tôi buộc phải trở thành những nhà sử học của tương lai - để lưu lại trong lịch sử loài người một sự kiện mà chúng tôi chưa từng trải qua và sẽ không bao giờ phải trải qua."

 

Phản ứng của công chúng về "Số phận thế giới" cũng rất sôi nổi - các ý kiến hoàn toàn đối lập. Viết trong The Washington Post vào năm 1982, James Lardner đã tóm tắt các quan điểm chính như sau:

 

Helen Caldicott, Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ cộng đồng thốt lên “Cuốn sách đáng được cho là Kinh Thánh mới của thời đại chúng ta, Sách trắng của thời đại chúng ta”, còn tiểu thuyết gia George V. Higgins – cây bút nổi tiếng của tờ The Boston Globe thì không giấu nổi sự ngưỡng mộ và ngạc nhiên . Và cho dù là gì đi chăng nữa thì "Số phận thế giới" cũng vẫn đang là đề tài được nhiều người bình luận."

 

Đó là nguồn cảm hứng chính cho "Ngày tiếp theo", một bộ phim truyền hình ăn khách về tác động của một lò thiêu hạt nhân trên một thị trấn ở miền Trung Tây năm 1983.

 

Năm 1999, một nhóm chuyên gia của trường Đại học New York đã bình chọn "Số phận thế giới" là một trong 100 tác phẩm bán chạy nhất của báo chí thế kỷ 20, cùng với "Hiroshima" của John Hersey và "Lịch sử của Công ty Dầu Standard" của Ida M. Tarbell "

 

Jonathan Schell Edward sinh ra tại Manhattan vào ngày 21 tháng 8 năm 1943, là con trai của luật sư Orville Schell Hickock Jr. Sau khi học tại trường Dalton ở New York, Trường Putney ở Vermont, ông đã nhận được bằng cử nhân ngành lịch sử Viễn Đông từ Harvard.

 

Sau đó, ông đã có một năm học tiếng Nhật tại trường Đại học Công giáo Quốc tế ở Tokyo. Khi trở về Hoa Kỳ, ông đã dừng lại Việt Nam, nơi cuốn sách "Làng Bến Sức" được ra đời.

 

Cuốn sách tiếp theo của ông Schell, "Một nửa của cuộc chiến: Sự tàn phá ở Quảng Ngãi và Quảng Trị," được xuất bản vào năm 1968, tương tự đã lên án chính sách của Mỹ tại Việt Nam.

 

Nhà báo, nhà sử học Jonathan Mirsky đã viết trong lời bình của mình trên tờ The Nation "Không có cuốn sách nào khiến tôi tức giận hơn và thấy xấu hổ hơn cuốn sách này."

 

Ông Schell làm việc cho The New Yorker từ năm 1967. Là học trò của một biên tập viên gạo cội, William Shawn, ông đã nhiều năm đóng vai trò là cây bút chính của các bài xã luận được đăng trên mục Ghi chú & Bình luận.
Sau khi rời khỏi tạp chí này vào năm 1987, ông Schell phụ trách riêng một chuyên mục cho Newsday và New York Newsday và gần đây nhất là trở thành phóng viên của The Nation. Ông còn tham gia giảng dạy tại Đại học Yale, Princeton, Wesleyan, N.Y.U. và các trường đại học khác.

 

Ông Schell sẽ mãi xa cách những người thân còn sống là vợ ông – bà Gross, ba người con là Matthew, Thomas và Phoebe Schell, người anh em Orville, một nhà văn nổi tiếng chuyên viết về Trung Quốc, chị gái Suzanne Pearce, ba anh em trai là Christopher, Andrew và Peter Schell, cùng hai đứa cháu nội.
Các cuốn sách khác của ông đó là "Món quà của thời gian: Trường hợp đối với Bãi bỏ vũ khí hạt nhân hiện nay" (1998), "Thế kỷ hai mươi dang dở" (2001), trong đó ông đã mô tả khả năng tăng tốc của việc loài người tự hủy diệt, "Thế giới không chinh chiến" (2003), ủng hộ phi bạo lực, và "Thập kỷ thứ bảy: Nguy cơ hạt nhân kiểu mới" (2007).

 

Nếu Ông Schell đã từng bị cho là viển vông, thì tầm nhìn của ông đã được minh chứng trong loạt bài về giải trừ vũ khí hạt nhân trên tờ The Wall Street Journal vào năm 2007 dưới tiêu đề "Một thế giới vắng bóng vũ khí hạt nhân." Các tác giả có khả năng là cựu thư ký chính phủ, Henry A. Kissinger và George P. Shultz; cựu bộ trưởng quốc phòng, William J. Perry, và cựu Thượng nghị sĩ Sam Nunn.

Trong một bài giảng tại Đại học Northeastern ông Schell đã kể rằng "Nhiều thập kỷ qua, tôi đã bị cho là quá lý tưởng, quá huyễn hoặc". "Nhưng kể từ khi đám đông của Wall Street Journal lên tiếng, tôi như vừa được bước ra khỏi một hòn đảo hoang."

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật