Toan tính của Không quân Hàn Quốc khi ồ ạt mua sắm

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chỉ cần mua 4 máy bay tiếp liệu trên không, Hàn Quốc đã nâng sức mạnh Không quân tương đương với tăng cường 30% số lượng máy bay chiến đấu.
Toan tính của Không quân Hàn Quốc khi ồ ạt mua sắm
Các máy bay mới nằm trong chiến lược bảo vệ biển đảo của Hàn Quốc .

Trong năm 2014, Hàn Quốc sẽ ký kết một loạt hợp đồng mua sắm máy bay nhằm tăng cường cho lực lượng không quân. Trong số các hợp đồng sẽ ký, đáng chú ý có hợp các hợp đồng mua máy bay tiếp liệu trên không và 40 tiêm kích.

Thông tin trên đã được Phó tham mưu trưởng Không quân Hàn Quốc, tướng Kim Hyung-chul cho biết khi tham dự một hội thảo ở Arlington, Virginia do Hiệp hội Không lực Mỹ tổ chức.

Tướng Kim nói: “Tôi nghĩ rằng đến cuối năm nay, Không quân Hàn Quốc có thể xác định được các ứng viên cung cấp máy bay tiếp liệu trên không và sẽ ký được hợp đồng”.

Hiện nay, các đối thủ cạnh tranh gói thầu trị giá hàng tỷ USD này của Hàn Quốc gồm MRTT A330 của hãng Airbus, Boeing 767 và Boeing KC-46A. Tướng Kim hi vọng Không quân Hàn Quốc sẽ nhận được chiếc máy bay tiếp liệu mới đầu tiên vào năm 2020.

Giới chức quân đội Hàn Quốc tin rằng việc mua 4 máy bay tiếp liệu sẽ cho phép tăng thời gian và tầm bay cho các tiêm kích của nước này. Theo tính toán, điều này tương đương với việc tăng 30% số lượng tiêm kích của Không quân Hàn Quốc.

4 máy bay tiếp liệu mới, tương đương với tăng 30% số lượng máy bay chiến đấu của Hàn Quốc Hiện nay, Hàn Quốc không thể đảm bảo tự bảo vệ các đảo xa, trong đó có đảo Dokdo ở phía Đông hiện do nước này quản lý nhưng Nhật Bản cũng đòi chủ quyền và gọi là Takeshima, cũng như không phận trên khu vực đảo đá Ieodo ở phía Tây Nam. Cả hai khu vực này đều nằm trong diện tranh chấp với các nước láng giềng (Ieodo được Trung Quốc đặt tên là Tô Nham Tiêu và mới đây Bắc Kinh tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không ADIZ bao trùm cả chuỗi đảo đá này).

Cất cánh từ căn cứ gần nhất, các tiêm kích KF-16 của Hàn Quốc với các thùng nhiên liệu đầy cũng không thể lưu lại không phận xung quanh Dokdo quá 10 phút. Trong trường hợp của Ieodo là không quá 5 phút. Các chỉ số này đối với các tiêm kích F-15K của Hàn Quốc tương ứng là 30 phút và 20 phút. Từ lâu, Không quân Hàn Quốc đã yêu cầu Chính phủ mua các máy bay tiếp liệu trên không để giải quyết vấn đề này.

Ngoài ra, Tướng Kim cũng cho biết trong năm 2014, Hàn Quốc sẽ hoàn tất hợp đồng mua một số lượng lớn tiêm kích (40 chiếc) trong khuôn khổ dự án F-X.

tiêm kích F-15K của Hàn Quốc Trên thực tế, Seoul đã xác định sẽ mua 40 chiếc F-35A của hãng Lockheed Martin của Mỹ. Đây là hợp đồng mua sắm có giá trị kỷ lục đối với Hàn Quốc và được gọi là “Hợp đồng thế kỷ”. Tổng giá trị hợp đồng được đánh giá vào khoảng 40 tỷ USD. Hiện nay, Hàn Quốc đang tìm cách để Lockheed Martin chuyển giao cho công nghệ tàng hình nhằm sử dụng cho các tiêm kích mà nước này tự sản xuất.

Tướng Kim cũng nhắc tới 2 hợp đồng quan trọng khác liên quan tới không quân là hợp đồng mua máy bay vận tải C-130 (đã bắt đầu chuyển giao) và hợp đồng mua 4 UAV Global Hawk.


Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật