Nga tung ‘vũ khí hiểm’, châu Âu ứng phó thế nào?

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nga bắt đầu sử dụng vũ khí lợi hại nhất là khí đốt để răn đe châu Âu. EU sẽ hành động thế nào? Vai trò của Mỹ đang ở đâu?
Nga tung ‘vũ khí hiểm’, châu Âu ứng phó thế nào?
Bắn pháo hoa mừng Crimea sáp nhập Nga tại quảng trường chính ở TP Symferopol, thủ phủ cộng hòa tự trị này hôm 21/3 .

Cảnh cáo châu Âu bằng tấm gương Ukraine

Trước việc bán đảo Crimea quay trở lại với nước Nga qua cuộc trưng cầu dân ý, Nga đang vấp phải liên tiếp những lời chỉ trích của chính quyền Ukraine, của liên minh châu Âu, Mỹ. Đồng thời, những thế lực này bước đầu phát động lệnh trừng phạt kinh tế với nước Nga, mà đối tượng nhắm đến chính là những quan chức, nghị sĩ của quốc gia này bằng các lệnh phong tỏa tài sản.

Xét diễn biến của Ukraine từ đầu cuộc đến nay, thì dường như con gấu Nga bắt đầu tỏ ra cáu kỉnh trước chiếc mũ và bộ váy áo mang tên “kẻ xâ‌m lượ‌c”, “quân cướp đất” mà những tay tư bản già đang cố gắng mặc lên người nó. Đồng thời cái roi mang tên “trừng phạt kinh tế” cũng khiến con gấu tức tối. Và nước Nga bắt đầu chứng tỏ...

Ngay lập tức, Nga triển khai các kế hoạch phản pháo những đòn trừng phạt và mục tiêu để thị uy, không ai khác chính là chính phủ tạm quyền tại Kiev (Ukraine).

Tờ Izvestia dẫn lời Chủ tịch Hiệp hội Khí đốt Nga, ông Pavel Zavalny cho biết từ ngày 1/4, Ukraine sẽ phải mua khí đốt của Nga với mức giá từ 360 – 370 USD/1.000 m3, sau khi Nga ngừng chiết khấu theo thỏa thuận hồi tháng 12/2013 với Tổng thống Ukraine bị lật đổ Yanukovych.

Nếu quan hệ giữa Moscow và Kiev tệ hơn, giá khí đốt có thể tăng tới mức 500 USD/1.000 mét khối, Izvestia nhận định. Và ngày 10/4 tới, Gazprom sẽ quyết định giá khí đốt mới cho Ukraine.

Đồng thời, chủ nợ bắt đầu lên tiếng khi Nga yêu cầu Ukraine lập tức thanh toán khoản nợ lên tới 11 tỷ USD. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã lý giải về khoản nợ này như sau:

Năm 2010, Nga – Ukraine ký Hiệp ước Kharkov, thỏa thuận giảm giá 100USD/ 1.000m3 khí đốt, đổi lại Ukraine chấp nhận cho Hạm đội Biển Đen đồn trú tại Sevastopol (Crimea) đến năm 2042. Tuy nhiên, Crimea đã trở lại với Nga nên Hiệp ước này không còn giá trị và phải chấm dứt.

Ngoài ra, Ukraine sẽ phải hoàn trả số tiền vay Gazprom 2 tỉ USD, và một khoản vay 3 tí USD khác. Tổng những món tiền này là 11 tỉ USD.

Có thể thấy, một Ukraine trở mặt đã khiến Nga phải cạn tình cạn nghĩa, thậm chí, Nga bắt đầu có những hành động không đẹp như kiểu “đòi quà”. Bởi trong số nợ 3 tỉ kia, thực chất là số tiền Nga đã xóa nợ cho Ukraine trong khoản viện trợ 15 tỉ USD thời còn Tổng thống Yanukovich.

Hơn 1/4 nhu cầu khí đốt của châu Âu phụ thuộc vào Nga, và 80% trong số đó thông qua những đường ống dẫn dầu qua Ukraine

Châu Âu run rẩy

Có thể thấy, Nga đang áp dụng thứ vũ khí cũ kỹ, truyền thống suốt nhiều năm nay nhưng mang lại hiểu quả răn đe hơn cả tên lửa, hay hạt nhân.

Trong phiên họp quốc hội ngày 22/3, Thủ tướng lâm thời ars‌eni Yatsenyuk cho biết Ukraine không còn cách nào khác ngoài việc tiếp tục phải mua. Bù lại, ông Yatsenyuk đề nghị các nước châu Âu cung cấp ngược lại khí đốt nếu Moscow tăng gấp đôi giá bán cho Ukraine. Ông tin rằng bằng cách này, “Nga sẽ bị xóa khỏi Ukraine”.

Tuy nhiên, cả châu Âu cũng đang lo lắng khi bản thân mình cũng không biết sẽ bị Nga “đóng van” năng lượng bất kỳ lúc nào.

Có thể thấy, từ lâu trong chiến lược phát triển của các nhà lãnh đạo Nga, Moscow đã biến Kiev trở thành một quốc gia bị lệ thuộc và không thể tách khỏi. 80% đường ống dẫn dầu của Nga tới châu Âu nằm trên lãnh thổ Ukraine, trong khi Nga cung cấp tới hơn 1/4 nhu cầu năng lượng của châu lục này. Tiếp đến, Nga chủ động bán dầu giá cao cho Ukraine, nhưng kết hợp nhiều biện pháp triết khấu, hỗ trợ, chính quyền Kiev vẫn hài lòng vì nghĩ rằng mình đang được hưởng giá ưu đãi và vô tình bị lệ thuộc.

Và trong thời điểm hiện tại, chiến lược ràng buộc của Nga bắt đầu phát huy tác dụng khi đặt cả châu Âu đối mặt với nguy cơ sống thoi thóp vì không khí đốt như năm 2006, 2009.

Thủ tưởng Nga Dmitry Medvedev công bố khoản nợ phải trả của Ukraine tới con số 11 tỷ USD Năm 2006, khi mối quan hệ của Ukraine – EU ngày càng mật thiết, Nga đã răn đe bước đầu bằng việc tăng giá và “khóa van” khí đốt. Buộc cả EU rơi vào tình trạng khốn đốn, nhiều quốc gia như Bỉ, Đức, Italia… phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp.

Năm 2009, dù có sự đề phòng, tuy nhiên, cả châu Âu đặc biệt các quốc gia Đông Âu cũng vấp phải mùa đông lạnh giá, nhiều công sở, trường học, nhà máy… đã phải đóng cửa chỉ vì Moscow giận Kiev.

Và đến nay, năm 2014, châu Âu càng có lý do phải lo sợ hơn khi Nga không chỉ giận Ukraine, mà còn sẵn sàng giáng đòn thù vào cả liên minh này vì những sự trừng phạt mà họ đang áp đặt vào Nga.

Liên minh châu Âu đau đầu tính kế

Dù cách trừng phạt của Nga theo kiểu “bổn cũ soạn lại”, không có gì mới, tuy nhiên, châu Âu vẫn trở tay không kịp. Bởi lẽ bản thân liên minh này là một tổ chức ngoài mặt thì thống nhất nhưng nội tại thì chia rẽ, những nước lớn không cùng chung quan điểm, các nước nhỏ trở thành gánh nặng. Đồng thời, EU đang vấp phải cuộc khủng hoảng nợ công và sự xuống giá của đồng Euro.

Qua đó thấy được rằng, liên minh châu Âu đang bộc lộ sự già nua và đầy điểm yếu, trong bối cảnh thế giới đang có những sự trỗi dậy mạng mẽ.

Sau năm 2009. EU cũng đã có những kế hoạch giảm sự lệ thuộc năng lượng vào một nước Nga hay hờn dỗi.

Gần đây nhất, tờ Người lao động đưa thông tin, trong hội nghị thượng đỉnh ngày 21/3, các nhà lãnh đạo đã yêu cầu Ủy ban châu Âu (EC) tới tháng 6/2014 phải soạn thảo kế hoạch hành động toàn diện gồm nhiều phương pháp:

Thứ nhất là khả năng đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng truyền thống, trong đó tính đến khai thác khí đá phiến sét tại Ba Lan và Anh. Thứ hai là mở rộng các nhà cung cấp năng lượng nước ngoài, có tính đến dự án “hành lang khí đốt phương Nam” để vận chuyển khí đốt từ khu vực Caspi tới châu Âu bằng mạng lưới đường ống không qua Nga. Thứ ba là đánh giá các nguồn năng lượng thay thế và cuối cùng là nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.

EU vẫn khó có thể thoát khỏi sự lệ thuộc vào khí đốt của Nga Đây là lần thứ hai trong vòng 10 năm, Hội nghị Thượng đỉnh EU yêu cầu EC soạn thảo kế hoạch như trên. Bằng việc cải thiện hệ thống ống dẫn, EU đã chuẩn bị tốt hơn cho các gián đoạn cung trong tương lai. Đặc biệt, các nước Baltic là Estonia, Latvia, Lithuania và Ba Lan cũng dự kiến xây nhiều cảng nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG) diện nhỏ để bớt phụ thuộc vào Nga.

Ngoài ra, châu Âu có thể tiếp cận một nguồn khí đốt lớn - gần 1.000 tỉ m3 - được phát hiện ở hải phận đảo Cyprus và Israel, đủ cho họ dùng hơn 2 năm. Nhược điểm của nguồn khí đốt này là đắt. Ước tính chi phí phát triển dự án nêu trên ở Cyprus đã lên đến 10 tỉ USD, mức đầu tư lớn nhất lịch sử quốc đảo này.

Tuy nhiên, để thực hiện được những kế hoạch này, có lẽ châu Âu cần có nhiều hơn thời gian, bởi gần 10 năm, các kế hoạch này vẫn nằm trên giấy. Trong khi chỉ cần đến mùa đông, nếu không có năng lượng, thế giới có thể sẽ không còn châu Âu.

Nga sẽ “khóa van” châu Âu?

Thực chất, việc Nga tiến hành các động thái trả đũa Kiev như trên chỉ nhằm đe dọa phương Tây, nhắc lại cho họ nhớ những bài học của quá khứ như năm 2006, 2009.

Một điều EU biết chắc, một nửa ngân sách quốc gia của Nga phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ và liên minh châu Âu là đối tác chính. Có thể trừng phạt kinh tế mà Mỹ và các quốc gia châu Âu đang áp dụng lên Nga chưa ảnh hưởng nhiều tới nền kinh tế quốc gia này. Tuy nhiên, Mỹ đã hứa hẹn sẽ thắt chặt các biện pháp trừng phạt vào đầu tháng tư, đồng thời, kho dự trữ quốc gia của Mỹ cũng đã được mở cửa đề phòng cho tình trạng xấu nhất.

Những cuộc răn đe năng lượng sẽ khiến cả hai bên Nga - EU vấp phải những thiệt hại to lớn Qua đó để thấy, cấm cửa châu Âu trong lúc đang chịu trừng phạt cũng đồng nghĩa với việc ngân sách quốc gia của Nga cạn kiệt, đồng thời tạo thêm cho châu Âu quyết tâm đoạn tuyệt với năng lượng nước Nga. Với biến động Ukraine lần này đã là lần thứ ba EU lo lắng trước cơn giận của Moscow. Nhưng liệu quá tam ba bận, thứ vũ khí cũ rich này của Nga có còn phát huy được tác dụng vào lần thứ tư?

Vuốt mặt phải nể mũi, năng lượng, vũ khí nguyên tử, tên lửa liên lục địa… tất cả đều có sức răn đe, nhưng trong bối cảnh thế giới hiện tại với chồng chéo những mối quan hệ. Có thể nói, những vũ khí này, chỉ dừng ở mức răn đe và khó có thể áp dụng.

Như Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad của Iran trước khi hết nhiệm kỳ đã nói: “vũ khí nguyên tử chỉ là một thứ vô dụng, bởi người ta sản xuất ra nó nhưng người ta không dám sử dụng nó”.


Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật