Dấu hiệu đồng nghiệp muốn ‘đâm sau lưng’ bạn

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đối phó với tiểu nhân là việc chẳng đặng đừng, nhưng đó cũng là một trong những kỹ năng tối cần thiết trong cuộc sống đặc biệt chốn công sở.
Dấu hiệu đồng nghiệp muốn ‘đâm sau lưng’ bạn
Không phải ai cũng có can đảm công kích bạn trước mặt mọi người, một số sẽ chọn cách hèn hạ hơn, là nói xấu sau lưng bạn. Ảnh minh hoạ

Công sở là môi trường bạn bị ném vào đó hơn 8 tiếng một ngày, ở chung, làm việc chung  với những người bạn không có quyền lựa chọn. Chính vì lý do đó mà mâu thuẫn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến stress nơi công sở, đôi khi mâu thuẫn xuất phát từ sự bất đồng vốn luôn tồn tại trong hầu hết các tập thể, nhưng có lúc đơn giản chỉ vì người khác không ưa bạn.

Trường hợp thứ nhất có thể thẳng thắn giải quyết theo hướng tích cực, nhưng để đối phó với trường hợp thứ hai, bạn phải tinh ý nhận ra những dấu hiệu ngay từ ban đầu, trước khị bị “đâm sau lưng”.

1. Máy tính của bạn có dấu hiệu bị đột nhập:

Nếu bạn nhiều lần phát hiện máy tính của mình có dấu hiệu bị thâm nhập, hãy cẩn thận di tản các dữ liệu quan trọng cũng như những thứ liên quan đến cá nhân. Chú ý thay đổi password thường xuyên. Khi bị xâm nhập máy tính trong công sở, phần nhiều khả năng thủ phạm là người gần kề bạn hoặc có điều kiện biết về cách đặt password của bạn. Tuy không thể khẳng định chính xác nhưng lưu ý này cũng có thể giúp bạn khoanh vùng mục tiêu tìm kiếm thủ phạm.

2. Đồng nghiệp cố tình tung hê về lỗi lầm của bạn:

Tâm lý chung những kẻ muốn đâm sau lưng người khác là luôn tìm mọi cơ hội để bêu rếu lỗi lầm của “kẻ thù” dù lớn hay nhỏ. Một đồng nghiệp muốn góp ý xây dựng sẽ tìm cách trao đổi riêng với bạn thay vì oang oang đề cập sai lầm của bạn trước cả phòng, hoặc gửi mail chỉ trích bạn và Cc cho toàn hệ thống được xem.

3. Đồng nghiệp nói xấu sau lưng bạn:

Không phải ai cũng có can đảm công kích bạn trước mặt mọi người, một số sẽ chọn  cách hèn hạ hơn, là nói xấu sau lưng bạn. Nhưng những kẻ nói xấu người khác thường không thấu rõ bốn chữ “Tai vách mạch rừng”, trước sau gì những thứ bạn cần biết cũng sẽ đến tai bạn. Điều quan trọng là bạn đừng phản ứng mạnh trước những đàm tiếu thị phi đó, hãy bình tĩnh phân tích tình hình để có giải pháp thích hợp. Nóng giận làm ầm mọi thứ chỉ khiến cho bạn và kẻ nói xấu kia trở thành tâm điểm chú ý trong công ty mà thôi.

4. Đồng nghiệp ngầm phá hoại công việc của bạn:

Nếu một đồng nghiệp nào đó luôn có lý do để làm chậm tiến độ hay gây khó dễ cho công việc của bạn, thì không nghi ngờ gì nữa, đây là kẻ bạn phải đề phòng. Nếu đó là đồng nghiệp ngang hàng, bạn hãy tìm cách trao đổi với sếp về những trở ngại hiện tại, phần nhiều khả năng sếp sẽ tìm cách can thiệp vì nếu công việc không trôi chảy, người bị ảnh hưởng đầu tiên không ai khác chính là ông ta. Nhưng người gây cản trở cho bạn cũng chính là vị sếp kia thì bạn nên tìm một chỗ làm mới cho mình, vì vị trí hiện tại của bạn không đem lại tí tiềm năng gì cho sự nghiệp.

5. Đồng nghiệp bỗng nhiên quan tâm đến đời sống cá nhân của bạn:

Đừng vội đánh đồng việc này với sự thân thiện, nếu để ý kĩ, bạn sẽ thấy sự khác nhau rõ rệt. Nếu cuộc nói chuyện không mang tính chia sẻ qua lại mà gần như một chiều, người kia hỏi và bạn trả lời, thì phần lớn khả năng bạn đang bị khai thác thông tin. Người kia đang cố nắm bắt thói quen sinh hoạt, làm việc của bạn để sẵn sàng “tung chiêu” khi cần thiết. Do đó, trong môi trường công sở, tốt hơn hết bạn đừng bao giờ hé lộ quá nhiều thông tin cá nhân của mình, vì đó là tường thành cuối cùng bảo vệ bạn trước những đòn hiểm của kẻ thù.
Đối phó với tiểu nhân là việc chẳng đặng đừng, nhưng đó cũng là một trong những kỹ năng tối cần thiết trong cuộc sống. Hãy nhớ rằng xây dựng được sự nghiệp của mình đã không phải dễ, bảo vệ nó còn đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật