Hình ảnh quy trình lắp ráp tên lửa S-125-2TM

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hãy cùng tìm hiểu quy trình lắp ráp một tổ hợp tên lửa S125-2TM- biến thể của S-125 Pechora,của Tiểu đoàn tên lửa 125 Trung đoàn 284. Nâng cao khả năng bảo vệ bầu trời tổ quốc.
Hình ảnh quy trình lắp ráp tên lửa S-125-2TM
Tên lửa S-125-2TM

Đạn tên lửa S-125-2TM đang được kiểm tra lắp rápS-125-2TM là phiên bản được hiện đại hóa của tổ hợp tên lửa phòng không S-125. Được thực hiện bằng các phương pháp của tập đoàn Công nghiệp tài chính liên quốc gia Nga – Belarus Tetraedr. (Trong ảnh: Tên lửa S-125-2TM đã sẵn sàng cho đợt bắn nghiệm thu)Gói nâng cấp này chủ yếu tập trung vào cải tiến radar điều khiển hỏa lực, trang bị an-ten mới, bổ sung phầm mềm lái tự động mới, bộ vi xử lý mới. Radar nâng cấp cho phép cung cấp kênh dẫn hướng cho 2 tên lửa tấn công mục tiêu cùng lúc.S-125 sau khi nâng cấp lên tiêu chuẩn S-125-2TM có thể tiêu diệt các mục tiêu đường không trong phạm vi 35km, tầm cao 25km. Xác suất tiêu diệt mục tiêu máy bay chiến thuật đạt từ 85-96%, tên lửa hành trình đạt từ 30-80%, trực thăng đạt 40-85%, theo Infonet.Gói nâng cấp này là một phần trong khuôn khổ hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Việt Nam và Belarus. Điểm mạnh của gói nâng cấp này là bệ phóng tên lửa được trang bị lên khung gầm xe tải hạng nặng MZKT-8022.Tổ hợp S-125-2TM được trrang bị radar điều khiển hỏa lực SRN-125, phòng điều khiển trung tâm đều được trang bị lên khung gầm xe tải mang lại khả năng cơ động rất cao.Theo các nguồn tin không chính thức, lực lượng phòng không Việt Nam có khoảng 100 bệ phóng tên lửa S-125 cùng với 1.500 đạn tên lửa. Được nâng cấp lên tiêu chuẩn S-125-2TM, S-125 của Việt Nam sẽ nâng cao hơn nữa khả năng tác chiến.Hệ thống phòng không tầm trung di động S-125-2TM sẽ bổ sung và tạo nên sự tương tác với hệ thống phòng không tầm xa di động S-300, từ đó xây dựng mạng lưới phòng không hiệu quả, đủ sức hạ gục bất kỳ lực lượng nào xâm phạm bầu trời Tổ quốc.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật