Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức trong phòng chống lao

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chương trình Phòng chống lao quốc gia dự kiến tổ chức nhiều hoạt động truyền thông nhân ngày Thế giới phòng chống lao (24-3) với chủ đề “Toàn dân quyết tâm thực hiện thành công Chiến lược quốc gia phòng chống lao“.
Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức trong phòng chống lao
Theo đại diện Bộ Y tế, Việt Nam sẽ là nước đầu tiên áp dụng thuốc chống lao mới cho các trường hợp lao tần siêu kháng thuốc vào năm 2014.

Được biết, mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng chống lao đến năm 2015 là giảm số người mắc bệnh lao trong cộng đồng xuống dưới 187 người/100.000 người dân; giảm số người chết do bệnh lao xuống dưới 18 người/100.000 dân...

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới năm 2013 cho thấy khoảng 1/3 dấn số thế giới bị nhiễm lao, 12 triệu người hiện mắc lao; 8,6 triệu người mới mắc lao; 13% số mắc lao có đồng nhiễm HIV; 1,3 triệu người t‌ử von‌g do lao. Lao là nguyên nhân gây t‌ử von‌g đứng hàng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng. Việt Nam là nước đứng thứ 12 trong số 22 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới. Hàng năm, Việt Nam có khoảng 130 người mắc lao mới, 170.000 người mắc lao lưu hành, khoảng 3.500 người mắc lao đa kháng thuốc và đặc biệt có đến 18.000 người t‌ử von‌g do lao.

Theo đại diện Bộ Y tế, kiểm soát bệnh lao là một trong các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ mà Việt Nam đã cam kết với cộng đồng thế giới đó, nhưng để thực hiện thành công nêu trên, có quá nhiều khó khăn mà Việt Nam phải đối mặt.

Theo đó, một khó khăn lớn nhất là hiện một số lượng lớn ca bệnh lao trong cộng đồng chưa được phát hiện nên tiếp tục là nguồn lây. Bên cạnh đó đại dịch HIV tuy bước đầu đã được khống chế nhưng số ca nhiễm HIV tích lũy tiếp tục tăng lên và đến lúc có nhiều bệnh nhân nhiễm trùng và lao là bệnh phổ biến nhất ở người nhiễm HIV, chẩn đoán lao/HIV còn khó khăn, kết quả điều trị lao/HIV còn chưa cao do tỷ lệ được điều trị ARV thấp.

Đặc biệt, thách thức rất lớn mà hiện Việt Nam đang phải đối mặt là nguồn lực do sự giảm nhanh nguồn viện trợ quốc tế trong những năm tiếp theo đối với các nước có thu nhập trung bình và khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, nếu không có các giải pháp đầu tư đột phá từ chính phủ về nhân lực và tài chính sẽ không giải quyết được bệnh lao.

Để khắc phục biện pháp nêu trên, Chương trình phòng chống lao quốc gia đã đưa ra 8 giải pháp mang tính toàn diện và đột phá là: Giải pháp chính sách Pháp Luật; giải pháp truyền thông; giải pháp chuyên môn kỹ thuật và dịch vụ phòng chống bệnh lao; giải pháp hợp tác quốc tế; giải pháp cung ứng thuốc và hậu cần kỹ thuật phòng, chống bệnh lao; giải pháp bảo đảm nguồn tài chính công cho công tác phòng, chống khám chữa bệnh lao; giải pháp bảo đảm nguồn nhân lực và cuối cùng là giải pháp kiểm tra giám sát.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật