Chuyện ghi trên đèo Rù Rì

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Giữa lưng chừng của ngọn đèo khúc khuỷu, hoang vu, cách đây hơn 5 năm mọc lên một khu mộ chôn cất những sinh linh xấu số, nghi ngút khói nhang.
Chuyện ghi trên đèo Rù Rì
Mẹ con bà Liên bên ngôi miếu thờ chính và những ngôi mộ vô danh.

Người dân địa phương quen gọi là “nghĩa địa vô danh”, nơi được gia đình bà Nguyễn Thị Liên (1972) xây trên đèo Rù Rì (Nha Trang, Khánh Hòa).

Vô danh gặp người hữu tình

Nằm ngay ven đường tại vị trí đổ đèo là khu mộ có khoảng gần 30 cái, được xây cất với đủ kích cỡ lớn nhỏ, nằm giữa vườn chuối của gia đình bà Liên. Những ngôi mộ được bao bọc và che phủ bởi cánh rừng già rậm rạp. Theo chủ nhân của khu mộ, dưới lớp đất lạnh lẽo kia là nơi an nghỉ của những sinh linh chưa hề có tên tuổi. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi trên các bia mộ đều được khắc những cái tên khá giống nhau như Trần Vô Danh, Nguyễn Vô Danh, Bùi Vô Danh... Nhiều năm qua, cứ sau mỗi chiều tất bật trên nương rẫy, vợ chồng bà Liên lại trở về bên khu mộ khói nhang chu đáo.

“Vào một ngày đầu năm 2008, vợ chồng tôi vào vườn dọn dẹp, cuốc đất để trồng chuối thì phát hiện một chiếc tiểu sành. Tiếp tục đào bới thì thấy xung quanh chiếc tiểu được xếp bằng gạch để cố định vị trí. Vợ chồng tôi bàn nhau dời chiếc tiểu đến một nơi khác và thắp hương thờ cúng”, bà Liên chia sẻ.

Cũng từ dạo đó, mỗi khi vỡ rẫy, cuốc đất, vợ chồng bà Liên lại liên tục “gặp” những nấm mộ vô chủ. Và rồi con số ấy cứ dần tăng lên, khi chỉ vài năm sau, mảnh vườn sát nhà đã biến thành một khu nghĩa trang rộng lớn. Bà Liên cho hay: “Đến nay, đã có hơn 20 mộ vô danh và 7 ngôi mộ có chủ”.

Những  ngôi mộ “vô danh” kia là nơi an nghỉ của các hài nhi xấu số không được may mắn làm người, khi bị chính cha mẹ chúng chối bỏ. “Đó là những đứa trẻ chỉ khoảng vài tháng tuổi. Có người cho vào tiểu sành chôn rồi đắp mồ nhỏ bằng đất, hoặc bỏ trong bọc ni-lông, đào hố lấp lại. Xót xa hơn, có những hài nhi được tìm thấy khi đang nằm lăn lóc trong những chiếc túi, chiếc bọc ngoài bìa rừng. Những hài nhi đáng thương này thường được chôn vào ban đêm, nên việc phát hiện chỉ là tình cờ”, bà Liên ngậm ngùi. “Sau nhiều trăn trở, vợ chồng tôi quyết định dành dụm tiền để xây cất cho chúng những ngôi mộ “đàng hoàng” hơn. Thôi thì cha mẹ không thương chúng, mình thương”, chông bà Liên giải thích.

Tấm lòng vợ chồng lão nông nghèo

Theo bà Liên, việc xây cất khu mộ những hài nhi vô danh xuất phát từ thiện tâm, đúc rút bằng chính cuộc đời gian khổ của họ. “Cuộc đời chúng tôi quá đỗi vất vả nên rất thấm thía những nỗi đau. Cha mẹ không ai muốn ruồng bỏ con cái, tất cả có lẽ tại sự trớ trêu của hoàn cảnh. Thấy những hài nhi vô tội phải nằm lạnh lẽo nơi bìa rừng, cạnh những con mương con suối, vợ chồng tôi không đành lòng. Gia cảnh tuy nghèo nhưng không thiếu cái tình. Làm được điều này, lương tâm chúng tôi rất thanh thản”, bà Liên chia sẻ.

Tự nhủ với lòng mình, hai vợ chồng ông lão bỏ nhiều ngày đi khắp các nương rẫy, vào rừng sâu trong vùng để tìm kiếm. Hễ những nơi mặt đất đang bằng phẳng, bỗng có những ụ đất đùn lên như ổ mối, lập tức đào bới tìm kiếm. “4 năm qua, đã đến nhiều nơi, di chuyển các nấm mồ về một chỗ, mất khá nhiều thời gian, công sức, nhưng vợ chồng tôi chẳng nề hà vất vả. Ngày nào còn để những đứa trẻ nằm lẻ loi giữa chốn núi rừng hoang vu này thì chúng tôi còn day dứt”, bà Liên cho hay.

Trong ngôi nhà gỗ chật chội, xiêu vẹo, chúng tôi chứng kiến biết bao thiếu thốn, cực nhọc của ba con người trong gia đình chốn heo hút. Đàn dê gần 20 con chăn dắt trên đỉnh đèo là nguồn thu nhập chính, giúp gia đình bám trụ ở nơi  hẻo lánh này. Quanh năm quay quắt với nghèo đói, vậy mà những con người tốt bụng này vẫn sẵn sàng chắt bóp, tiết kiệm vài chục triệu đồng xây mộ cho “người dưng”, không mảy may so đo tính toán.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật