Xuất khẩu gạo năm 2014: Vẫn còn là ẩn số

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thế giới tiếp tục khủng hoảng thừa lúa gạo đã đẩy thị trường XK gạo tiếp tục bị cạnh tranh gay gắt. Đặc biệt, hai thị trường truyền thống nhập khẩu gạo của VN là Philippines và Indonesia đã giảm 50% vì vậy thị trường gạo XK năm 2014 tiếp tục là một năm khó khăn.
Xuất khẩu gạo năm 2014: Vẫn còn là ẩn số
Ảnh minh họa

Nhận dịnh thị trường XK gạo trong năm 2014, ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, cho rằng, hiện Thái Lan đang có mức tồn kho gạo lên tới 20 triệu tấn. Với mức tồn kho lớn như vậy, rất có thể quốc gia này sẽ bán gạo với giá thấp để “giảm nhiệt” chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến giá gạo XK. Trong một diễn biến khác, do siêu bão Haiyan cuối năm 2013 đã phá hủy các vùng trồng lúamiền Trung của Philippines và Chính phủ nước này buộc phải quay lại nhập khẩu gạo khoảng 1,4 triệu tấn để dự trữ. Trong cuộc cạnh tranh về giá, VN và Thái Lan ai sẽ thắng trong cuộc đua này.

Cạnh tranh bằng giá ?

Hiệp hội Lương thực VN (VFA) cho rằng muốn cạnh tranh được với Thái Lan, gạo XK của VN cũng phải giảm giá để giữ thị phần. Và như vậy, đương nhiên giá lúa gạo nội địa sẽ bị ảnh hưởng giảm tiếp. Và đó là nguyên nhân vì sao các DN XK gạo VN đã phải quyết định hạ giá bán gạo, từ 405 USD/tấn gạo 5% tấm trong đầu tháng 2 xuống còn 375 USD/tấn hiện nay. Với giá này, đã tạo sự cạnh tranh hấp dẫn cho các nước nhập khẩu và tăng sức cạnh tranh đối với các nước XK như Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan… Do vậy giai đoạn hiện nay, Trung Quốc vẫn được xem là thị trường tiềm năng.

Tuy đứng đầu các nước nhập khẩu gạo của VN trên thị trường châu Á và chiếm gần 1/3 tổng lượng gạo XK năm 2013. Song theo VFA, gạo chủ yếu xuất sang Trung Quốc lại qua đường tiểu ngạch, ẩn chứa nhiều rủi ro. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý, việc XK gạo qua đường tiểu ngạch tuy có “giảm nhiệt” về sức ép cho các DN XK và đẩy được giá gạo lên, giúp nông dân tiêu thụ được lúa gạo, song không thể loại trừ những nguy cơ xuống cấp về chất lượng, nguy cơ bị ép giá và những rủi ro trong thanh toán, đối tác hủy bỏ hợp đồng… Ngoài ra, theo VFA, XK bằng con đường này cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến thương hiệu của hạt gạo VN, nên vẫn rất cần phải có sự kiểm soát, quản lý chặt chẽ từ phía cơ quan nhà nước.

Tìm đầu ra mới

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương cho rằng,thị trường XK gạo hiện nay có nhiều yếu tố cạnh tranh. Trước hết, Thái Lan đang có nhu cầu bức bách phải xả hàng tồn kho. Các nước khác như Ấn Độ, Pakistan, trong năm vừa qua là nước XK gạo hàng đầu. Cònthị trường XK gạo của Myanmar, Campuchia trong thời gian tới cũng có thể là đối thủ của VN về XK gạo. Trước những khó khăn này, Bộ Công Thương đang tập trung vào các hoạt động xúc tiến thương mại. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đang mở rộng đàm phán với các nước để tìm kiếm hợp đồng tập trung. Ở một động thái khác, để giảm áp lực cho các DN XK gạo VN cũng như người trồng lúa trong vụ đông xuân này, theo ông Hải, nên coi trọng việc XK gạo qua đường tiểu ngạch. Ông Hải lý giải, Trung Quốc đã và đang trở thành thị trường nhập khẩu sản lượng gạo nhiều nhất của VN. Năm 2013, với giá trị kim ngạch XK thu vào gần 1 tỷ USD. Như vậy thị trường Trung Quốc nhập khẩu gạo chiếm áp đảo và trở thành thị trường lớn của VN. Hơn nữa, việc thương nhân Trung Quốc thu gom gạo cũng nên coi dấu hiệu tích cực vì như vậy có thể giúp người nông dân tiêu thụ được gạo. Theo đó, ông Hải nhấn mạnh, việc XK gạo qua cả hai con đường chính ngạch và tiểu ngạch cần phải được coi là một trong những giải pháp tốt cho tiêu thụ gạo của VN trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, ông Hải cũng lưu ý, các DN XK gạo dạng tiểu ngạch cần thận trọng để tránh những rủi ro trong thanh toán, đối tác hủy bỏ hợp đồng.

Đồng thời, Bộ NN & PTNT đang đề nghị triển khai sớm chương trình tạm trữ lúa gạo với thời gian hỗ trợ dài hơn dự kiến từ 3 tháng lên 4 tháng đồng thời đẩy mạnh XK gạo sang Trung Quốc.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật