Ukraine “tung đòn” thách thức Nga

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thủ tướng tạm quyền của Ukraine – ông ars‌eniy Yatsenyuk hôm qua (13/3) tuyên bố, Kiev hy vọng sẽ ký các chương về chính trị trong một thoả thuận hợp tác với Liên minh Châu Âu vào tuần tới. Đây được cho là một bước đi mang đầy tính thách thức của chính quyền lâm thời mới ở Kiev đối với Nga.
Ukraine “tung đòn” thách thức Nga
Tổng thống Obama đón tiếp Thủ tướng tạm quyền Ukraine ở Nhà Trắng


“Tôi chắc chắn rằng, tuần tới, Ukraine sẽ ký phần chính trị trong thoả thuận hợp tác với Liên minh Châu Âu (EU) và sẽ tiến hành một bước đi mạnh mẽ nhằm biến Ukraine trở thành một phần của EU”, hãng tin UNIAN dẫn lời ông Yatsenyuk cho biết.

Thủ tướng tạm quyền Yatsenyuk đã có cuộc gặp song phương với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Văn phòng Bầu dục của Nhà Trắng hôm 12/3 trong một nỗ lực nhằm tìm giải pháp hoà bình cho cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đang diễn ra ở Ukraine hiện nay.

Những cuộc biểu tình rầm rộ của phe đối lập đã bùng lên trên khắp đất nước Ukraine sau khi Tổng thống Viktor Yanukovych từ chối ký một thoả thuận hợp tác với EU để ưu tiên cho mối quan hệ gắn bó hơn, thân thiết hơn với Nga.

Mặc dù các cuộc biểu tình hầu hết diễn ra trong hoà bình nhưng đụng độ bắt đầu nổ ra giữa cảnh sát và người biểu tình trong tháng 1 và leo lê‌n đỉn‌h điểm vào ngày 18/2 khi hàng chục người thiệt mạng. Nhiều trong số này, trong đó có cả các sĩ quan cảnh sát, đã bị bắn chết.

Sau các cuộc biểu tình đẫm máu trên, phe đối lập đã chiếm thủ đô và lật đổ Tổng thống Yanukovych dù hai bên vừa ký một thoả thuận hoà bình trước đó một ngày. Tổng thống bị truất quyền tuyên bố, hành động của phe đối lập và một cuộc đảo chính bất hợp pháp đồng thời nhấn mạnh ông vẫn là nhà lãnh đạo hợp pháp của Ukraine.

Cuộc khủng hoảng ở Ukraine hiện nay được nhìn nhận là một cuộc đua tranh giành ảnh hưởng ở quốc gia Đông Âu giữa Nga với Mỹ và phương Tây. Cuộc đua tranh này đã châm ngòi cho một cuộc đối đầu Đông-Tây nghiêm trọng nhất kể từ sau thời chiến tranh Lạnh. Sau khi lên cầm quyền, chính phủ lâm thời ở Kiev hiện này đã nhanh chóng quay lưng lại với Nga và chạy đến với phương Tây.

Việc Thủ tướng tạm quyền Ukraine tuyên bố ký thoả thuận hợp tác với EU ngay sau khi vừa lên cầm quyền một thời gian ngắn rõ ràng là một hành động thách thức Nga trong bối cảnh chính quyền nảy đang “bất lực” đứng nhìn bán đảo tự trị Crimea tìm mọi cách để được sáp nhập vào Nga.

Ukraine lập lực lượng quân sự mới

Trong một hành động khác được xem là nhằm đối phó với Nga, Ukraine đã thiết lập một cơ cấu quân sự mới có tên là Lực lượng Bảo vệ Quốc gia. Điều đáng chú ý là lực lượng này bao gồm những người biểu tình từng tham gia vào các cuộc biểu tình B.L ở Kiev hồi tháng trước, một nguồn tin trong nội các lâm thời của Ukraine hôm 12/3 tiết lộ.

Việc thành lập Lực lượng Bảo vệ Quốc gia là một trong một loạt biện pháp đang được chính quyền lâm thời ở Kiev cân nhắc để củng cố năng lực phòng vệ trong bối cảnh quân đội nước này được đánh giá là hầu như không có khả năng chiến đấu cũng như tinh thần chiến đấu là rất thấp.

Quốc hội Ukraine đã nhất trí ủng hộ việc thành lập một lực lượng gồm 60.000 tình nguyện viên cho mục đích mà họ gọi là ngăn không cho quân Nga tiến vào bán đảo Crimea. Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Ukraine – ông Andriy Parubiy cho hay, Lực lượng Bảo vệ Quốc gia mới sẽ “bảo đảm an ninh đất nước, bảo vệ biên giới và diệt trừ các nhóm khủ‌ng b‌ố” – cụm từ mà nhiều người ở Kiev sử dụng để nói về lực lượng dân quân có vũ trang đang kiểm soát bán đảo tự trị Crimea.

Hôm 11/3, quyền Tổng thống Ukraine Oleksandr Turchinov đã tuyên bố trước Quốc hội rằng Lực lượng Vũ trang của nước này sẽ được xây dựng là “từ con số 0”.

Bộ trưởng Quốc phòng tạm quyền của Ukraine mới đây vừa trình lên Tổng thống lâm thời  một bản báo cáo gây sốc về thực lực của quân đội Ukraine. Trong bản báo cáo này, Bộ trưởng lâm thời Tenyukh đã thừa nhận rằng, các cuộc tập trận mới nhất cho thấy “mức độ đáng buồn về khả năng sẵn sàng chiến đấu của các binh sĩ Ukraine cũng như tình trạng thiếu chuyên gia quân sự, thiết bị và vũ khí” trong Lực lượng Lục quân, Không quân và Hải quân.

Cụ thể, chỉ có 6.000 trong số 41.000 binh lính đang phục vụ trong Lực lượng Vũ trang Ukraine hiện nay có thể chiến đấu; chưa đầy 20% binh lính lái xe bọc thép của Ukraine được đào tạo đầy đủ; trên 70% xe tăng và các phương tiện chiến đấu bọc thép khác là lỗi thời. Ngoài ra, trong số 507 máy bay chiến đấu và 121 trực thăng tấn công của quân đội Ukraine, chỉ có 15% có thể chiến đấu. Chỉ 10% trong số các phi công có khả năng thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu. Về tàu chiến, chỉ có 4 tàu của Hải quân Ukraine là có khả năng sẵn sàng chiến đấu nhưng không con tàu nào có khả năng thách thức Hạm đội Biển Đen của Nga.

Những bước đi thách thức trên của Ukraine được đưa ra trong bối cảnh bán đảo tự trị Crimea đang tích cực chuẩn bị mọi bước để ly khai khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga. Kiev đang cầu cứu Mỹ và phương Tây để giúp họ ngăn chặn bước đi này. Trong chuyến thăm của Thủ tướng tạm quyền Ukraine đến Mỹ, ông Obama đã tuyên bố ủng hộ hoàn toàn cho chính phủ lâm thời mới ở Kiev và cảnh báo Nga không được để Crimea sáp nhập vào nước này.

Tuy nhiên, Moscow không hề nao núng trước những lời đe doạ cảnh báo từ Mỹ và phương Tây cũng như những động thái có phần thách thức của Ukraine. Moscow tuyên bố tôn trọng quyền tự quyết của Crimea và sẵn sàng mở rộng vòng tay đón chào bán đảo tự trị này sáp nhập vào Nga.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật