Cuộc chiến cân não

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tổng thống Nga Vladimir Putin hoàn toàn phớt lờ những cảnh báo từ người đồng cấp Mỹ Barack Obama về việc rút lực lượng khỏi Crimea.
Cuộc chiến cân não
Những người ủng hộ vui mừng, vẫy cờ Nga tại Crimea. Ảnh: Reuters

Bóng ma khủng hoảng vẫn quẩn quanh Ukraine khi ông chủ Nhà Trắng ra cảnh báo ông chủ Điện Kremlin không được can thiệp quân sự tại Crimea; chấp nhận các điều khoản, mà Moscow cho là vô lý, về một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng tại Ukraine.

Theo Reuters, Mỹ đưa ra đề xuất: Moscow sẽ rút quân về các căn cứ tại Crimea; cho phép các giám sát viên quốc tế vào để đảm bảo quyền lợi của người dân thuộc sắc tộc Nga tại Ukraine được tôn trọng và nhất trí đối thoại trực tiếp với giới chức Ukraine.Tuy nhiên, ông Obama bị cự tuyệt. Reuters dẫn lời Tổng thống Nga phát biểu vào ngày 7-3 cho biết,  “Moscow không thể phớt lờ kêu gọi giúp đỡ từ những người nói tiếng Nga ở Ukraine”.

Nga tôn trọng ý dân Crimea

Phát biểu sau cuộc gọi điện thoại kéo dài 1 giờ với người đồng cấp Obama, Tổng thống Putin khẳng định, vẫn còn những khác biệt giữa Moscow và Washington trong cách tiếp cận cũng như đánh giá về cuộc khủng hoảng tại Ukraine.

Tuyên bố của Điện Kremlin ngày 7-3 nêu rõ, chính quyền mới ở Kiev, vốn lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính vi hiến, đã “áp đặt các quyết định hoàn toàn phi pháp đối với khu vực phía Đông, Đông Nam và khu tự trị Crimea”. “Nga không thể làm ngơ trước những kêu gọi giúp đỡ trong vấn đề này và do đó, cách hành xử của Moscow hoàn toàn tuân thủ luật pháp quốc tế”, Tổng thống Putin nhấn mạnh. Tuy nhiên, Moscow khẳng định hoàn toàn tôn trọng sự lựa chọn của người dân Crimea trong việc có muốn tiếp tục là một phần của Ukraine hay muốn sáp nhập vào Nga.

Trong bình luận bắn đi tín hiệu rõ ràng về việc Quốc hội Nga sẽ đồng ý để Crimea trở thành một phần của Nga, Chủ tịch Hạ viện Nga Sergei Naryshkin nói: “Chúng tôi sẽ tôn trọng sự lựa chọn lịch sử của người dân Crimea”. Trong khi đó, Chủ tịch Thượng viện, bà Valentina Matviyenko khẳng định: “Nếu người dân Crimea đưa ra quyết định này trong cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập Liên bang Nga, thì Thượng viện Nga tất nhiên sẽ ủng hộ quyết định như vậy”. Bà Matviyenko cũng tuyên bố: “Chúng tôi đảm bảo rằng sẽ không bao giờ xảy ra chiến tranh giữa hai dân tộc anh em này”.

Nhưng dù nói gì, chắc chắn, những động thái mới nhất từ phía Crimea và cả Nga sẽ hướng cuộc đối đầu Đông-Tây lên mức cân não nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.

Trừng phạt không phải là cách

Trước khi gọi điện cho Tổng thống Nga, ông Obama công bố biện pháp trừng phạt đầu tiên chống lại Điện Kremlin kể từ khi bùng nổ khủng hoảng Crimea: áp đặt lệnh cấm thị thực và đóng băng tài sản đối với những người được cho là chịu trách nhiệm về việc đe dọa chủ quyền Ukraine.

Ukraine ra điều kiện đàm phán với Nga

(Cadn.com.vn) - Ngày 7-3, Thủ tướng tạm quyền Ukraine ars‌eny Yatseniuk tuyên bố, Kiev sẵn sàng đàm phán với Moscow song phía Nga cần phải rút quân trước, tuân thủ các thỏa thuận quốc tế cũng như ngừng hậu thuẫn “các phần tử ly khai và khủng bố”. Thủ tướng Yatseniuk cũng đề nghị tiến hành cuộc điện đàm thứ hai với Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, sau cuộc điện đàm hôm 1-3, lần liên lạc cấp cao duy nhất giữa 2 nước kể từ khi nổ ra khủng hoảng Crimea.

Trước đó, NATO cũng quyết định hạn chế hợp tác với Nga, động thái mà Điện Kremlin mô tả là “cách tiếp cận thiên vị và định kiến” về Ukraine. Các nhà lãnh đạo Châu Âu ngừng các cuộc đàm phán về vấn đề thị thực và kinh tế với Nga và đe dọa sẽ có các biện pháp trừng phạt nếu không có động thái tổ chức đối thoại chính trị với Kiev. Tuy nhiên, giới phân tích quân sự nhận định, những biện pháp trừng phạt như thế này không phải là liều thuốc tốt nhất cho căn bệnh của Ukraine hiện nay. Trung Quốc, quốc gia cho đến nay vẫn tỏ ra ít quan tâm đến cuộc khủng hoảng Ukraine như cách họ từng tiếp cận lâu nay đối với nhiều cuộc khủng hoảng quốc tế trước đây, tuyên bố cùng quan điểm như vậy.

Ngày 7-3, trả lời họp báo, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nêu rõ: “Bắc Kinh kiên quyết phản đối việc áp dụng biện pháp trừng phạt một cách dễ dãi trong quan hệ quốc tế, hoặc sử dụng trừng phạt như một mối đe dọa”. Khi được hỏi liệu Bắc Kinh có cho rằng, cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea là vi phạm luật pháp quốc tế hay không, ông Tần Cương không trả lời trực tiếp mà cho hay: “Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên ở Ukraine giải quyết hòa bình các vấn đề theo khuôn khổ pháp luật, đối thoại và thương lượng cũng như nghiêm túc bảo vệ lợi ích của nhân dân Ukraine...”.

Nhưng có thể thấy rằng, bất chấp những biện pháp trừng phạt từ phương Tây, Tổng thống Nga vẫn không lung lay. Ông chủ Điện Kremlin tiếp tục nhấn mạnh, Moscow không đứng sau việc chiếm giữ Crimea, nơi có Hạm đội Biển Đen của Nga, tuyên bố mà phương Tây chế nhạo là “giả dối”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật