Nước mắt muộn của gái bản đánh mất cuộc đời vì hết buôn m‌a tú‌y lại “bán hoa”

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nụ cười giảo hoạt, ánh mắt đong đưa khi tiếp cận khách cũng đủ biết cô là “gái làn‌ּg chơ‌ּi” có thâm niên trong nghề. Không những thế, người phụ nữ dáng vẻ tiều tụy, xác xơ này còn là một tay buôn m‌a tú‌y có máu mặt, đã từng gieo rắc “cái chết trắng” cho biết bao người...
Nước mắt muộn của gái bản đánh mất cuộc đời vì hết buôn m‌a tú‌y lại “bán hoa”
Ảnh minh họa

Thiếu nữ bản làm giàu từ m‌a tú‌y

Trong những ngày công tác ở cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), chúng tôi thường xuyên gặp một cô gái ngoài 30 tuổi đứng vẫy khách gần khu vực tiếp giáp biên giới nước bạn. Bỏ ngoài tai những lời châm chọc, xua đuổi của lực lượng an ninh, cô vẫn đứng đó lặng lẽ như một cái bóng để đợi những vị khách làn‌ּg chơ‌ּi đến làm giá. Khi biết chúng tôi là nhà báo, như một đứa trẻ được người lớn dỗ dành, cô òa khóc, nhớ lại thời quá khứ lầm lỡ đầy đau đớn.

Thời thiếu nữ Lê Thị Huyền Trang là cô gái có sắc nức tiếng ở TP. Lào Cai (tỉnh Lào Cai). Gia đình thuộc hàng có điều kiện nên Trang thỏa sức ăn chơi, đua đòi theo chúng bạn. Mới 15 tuổi, nhưng trông Huyền Trang phổng phao, sành điệu như một thiếu nữ đã trưởng thành. Vì thế, không quá lạ khi đang học phổ thông, Huyền Trang đã bị một gã trai phố lừa tình mang bầu ba tháng. Bị bố mẹ mắng chửi, bạn bè giễu cợt, Huyền Trang quyết định bỏ học tìm đến nhà ngư‌ời tìn‌h tá túc. Nhưng lúc này, gã trai trẻ đã lộ rõ bản chất “Sở Khanh”, hắn xua đuổi, không thừa nhận giọt máu mà Huyền Trang mang trong mình là của y. Đau đớn, tức tưởi, cô nữ sinh đã chối bỏ cốt nhục của mình, và lên kế hoạch trả thù gã ngư‌ời tìn‌h bội bạc.

Sau khi phá thai, Huyền Trang cũng bỏ nhà đi bụi, trong những ngày sống lang thang, vất vưởng, cô gặp và phải lòng một người đàn ông lớn tuổi hơn cả bố mình. Sống với nhau một thời gian, Huyền Trang mới phát hiện “ngư‌ời tìn‌h” của mình là một con nghiện m‌a tú‌y nặng. Đặc biệt, hắn thường xuyên sử dụng m‌a tú‌y đá, khi phê thuốc thì coi Huyền Trang như kẻ thù. Nhiều lần bị hắn cầm dao đòi chém, cô phải trốn chui, trốn lủi hàng tuần trời mới dám về nhà. Dù vậy, bỏ mặc ngoài tai những lời khuyên răn của mọi người, cô gái trẻ vẫn quấn quýt bên “ngư‌ời tìn‌h già” nghiện ngập.

Trong thời gian sống chung, không ít lần Huyền Trang giúp “ngư‌ời tìn‌h” đi mua m‌a tú‌y về sử dụng, qua đó cô quen mặt một gã đàn ông người dân tộc tên là Sùng Seo Páo (phường Bắc Cường, TP. Lào Cai). Thấy Huyền Trang có nhan sắc, lại nhanh nhẹn, tháo vát, Páo rủ rê cô đi bán thuốc cho hắn. Cứ mỗi tép hê-rô-in, Páo trả cho Huyền Trang 20.000 đồng, ngoài ra nếu Trang lôi kéo được con nghiện đến mua thuốc, Páo sẽ thưởng thêm 200.000 đồng. Thấy công việc này dễ, lại kiếm ra tiền Huyền Trang hoa mắt đánh mất cả lí trí, “Em biết bán hê-rô-in là phạm pháp, nhưng nhìn thấy lợi nhuận trước mắt, em không thoát được cám dỗ. Hơn nữa, đã bán m‌a tú‌y rồi thì dù ít hay nhiều cũng phạm tội, thôi thì cứ bán, đến khi nào bị bắt thì thôi”. Chính suy nghĩ đó mà càng ngày, Huyền Trang càng lún sâu vào con đường phạm tội, ban đầu chỉ bán lén lút ở xung quanh khu vực thuê ở, nhưng dần dần thì bán công khai ở khắp TP. Lào Cai. Hễ ở đâu có thành phần dân chơi tụ tập, Huyền Trang đều mang m‌a tú‌y đến bán. Các con nghiện chẳng ai là không quen mặt Huyền Trang, thậm chí chúng còn gọi cô là “bà trùm” buôn hàng trắng.

Bán m‌a tú‌y, Huyền Trang không chỉ kiếm được tiền mà còn cung cấp đủ thuốc cho “tình già” say sưa. Nhưng cũng vì thế mà hắn ngày càng nghiện nặng, và chết trong một lần chơi thuốc quá liều. Biết Huyền Trang được tự do, Sùng Seo Páo buông lời tán tỉnh, dụ dỗ cô về sống như vợ chồng. Thấy Páo có tiền, lại tỏ ra say mê mình, Huyền Trang đồng ý. Hằng ngày, hai “vợ chồng” này cùng đám đàn em đi khắp TP. Lào Cai bán m‌a tú‌y, trở thành đầu mối tiêu thụ cái chết trắng lớn nhất tỉnh Lào Cai thời bấy giờ.

Sống với Sùng Seo Páo được hai năm thì Huyền Trang có thai và sinh con cho hắn. Lúc này Páo đang làm ăn lớn, lại bành trướng địa bàn nên có nhiều kẻ thù. Sợ đối thủ nắm được điểm yếu, Seo Páo bàn với vợ đưa con về nhờ ông bà ngoại nuôi hộ. Ban đầu bố mẹ cô phản đối, nhưng nghĩ thương con cháu nên lại chấp nhận, gia đình đặt ra điều kiện hai người phải đoạn tuyệt với m‌a tú‌y. Huyền Trang hứa sau chuyến làm ăn cuối cùng này hai “vợ chồng” sẽ bỏ nghề mở cửa hàng kinh doanh làm ăn chân chính. Thế nhưng, lòng tham của hai người phải trả giá đắt khi chính họ đã gián tiếp tước đoạt đi hạnh phúc, mạng sống của nhiều người.

Sau nhiều lần vận chuyển m‌a tú‌y trót lọt, Sùng Seo Páo bàn với vợ làm một mẻ lớn trước khi “rửa tay gác kiếm”. Hai người vào thôn Lủng Cầu, xã Bản Lâu (Mường Khương) mua một bánh hê-rô-in của Sùng Seo Cơ về bản Văn Bàn bán. Thấy Huyền Trang có vẻ run sợ, Páo trực tiếp cầm hê-rô-in và bảo “vợ” đi trước thám thính tình hình, nếu có động thì dùng ám hiệu báo để Páo giấu hàng. Đi qua thành phố Lào Cai, rồi thị trấn Tằng Loòng không thấy có động tĩnh gì, hai “vợ chồng” nghĩ đã trót lọt nên ung dung mang m‌a tú‌y về Văn Bàn chia nhỏ để bán. Nhưng vừa đến thôn Phú Thịnh 2, xã Phú Nhuận (Bảo Thắng) thì bị Cảnh sát giao thông Công an huyện Bảo Thắng kiểm tra và bắt quả tang, thu giữ một bánh hê-rô-in trọng lượng gần 1kg.

Xác định mức độ phạm tội nguy hiểm của Sùng Seo Páo và Lê Thị Huyền Trang, trong đó Páo là kẻ từng nhiều năm bán và vận chuyển m‌a tú‌y, Huyền Trang là đầu mối liên lạc của nhiều phi vụ mua bán m‌a tú‌y. Vì thế, Sùng Seo Páo bị Tòa án Nhân dân tỉnh Lào Cai tuyên phạt án t‌ử hìn‌h, Huyền Trang đang nuôi con nhỏ nên được hưởng sự khoan hồng của Pháp Luật, chấp hành án tù 18 năm.

Ra tù lại hành nghề “bán hoa”

Chồng chết, phải xa con nhỏ, bản thân lại tù tội khiến Huyền Trang tuyệt vọng, nhiều lần tìm đến cái chết nhưng may mắn được phát hiện kịp thời nên chưa xảy ra những điều đáng tiếc. Sợ Huyền Trang lại nghĩ quẩn, các cán bộ giám thị trại giam phải thay phiên nhau giám sát, khuyên bảo, tạo điều kiện để người nhà lên thăm nuôi. Nhờ đó mà tâm lý của cô cũng ổn định hơn, có quyết tâm cải tạo tốt để sớm được trở về đoàn tụ với gia đình.

Được hưởng ân xá trước thời hạn, Huyền Trang không trở về nhà với con mà ngược lên Lạng Sơn tìm người quen thời ở trong tù. Cô cho rằng, khi mang án tù mọi người trong khu phố đều biết, giờ trở về không còn mặt mũi nhìn ai, hơn nữa cũng không muốn con gái từ khi sinh ra chưa gặp mặt mẹ phải xấu hổ, tủi nhục. Nghĩ thế, nên Huyền Trang chỉ viết thư về cho gia đình báo tin cô đã ra tù và muốn đi làm kinh tế lấy tiền nuôi con.

Thế nhưng, khi hỏi thăm đến địa chỉ được cho trước đó, mới biết người bạn đó đã bỏ sang Trung Quốc làm gái B.hoa trong nhà thổ. Không biết đi đâu, về đâu, cô tìm đường lên cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) tìm việc. Mặc dù công việc ở đây không thiếu, nhưng phần lớn đều là công việc nặng nhọc, phải khuân vác, đẩy những chuyến xe hàng vượt quá đầu người. Với một cô gái cuộc sống chưa phải lao động chân tay vất vả như Huyền Trang, thì công việc này vượt quá khả năng của cô.

Có kẻ thấy Huyền Trang có sắc thì đề nghị đưa cô sang biên giới tìm bạn, mục đích là lừa bán cô vào các nhà chứa. Biết được thủ đoạn này nên Huyền Trang thoát được. Thế nhưng, tránh được móng vuốt của kẻ này, Huyền Trang lại rơi vào bàn tay của một kẻ dắt mối mạ‌ּi dâ‌ּm có tiếng ở đất Tân Thanh. Biết Huyền Trang cần việc làm, hắn đồng ý thu nhận cô vào làm nhân viên ở quán má‌t x‌a trá hình. Ngay ngày đầu nhận việc, Huyền Trang đã biết thực chất đây là ổ chứa mạ‌ּi dâ‌ּm, chuyên phục vụ khách thuê trọ khu vực cửa khẩu Tân Thanh, trong đó phần lớn là dân cửu vạn tứ xứ. Biết là một chuyện, nhưng hoàn cảnh đưa đẩy khiến Huyền Trang nhắm mắt đưa chân. Mặc dù đã thuộc vào gái quá lứa, nhưng nhan sắc mặn mà của gái một con vẫn khiến không ít khách làn‌ּg chơ‌ּi mê mẩn.

Theo tâm sự của Huyền Trang thì trung bình một ngày cô phải tiếp từ năm đến bảy lượt khách, mỗi khách được ông chủ trả 200.000 đồng. Để có sức tiếp khách liên tục, các cô được chủ chứa cho dùng nhiều loại thuốc kíc‌ּh dụ‌ּc của Trung Quốc, tác dụng của loại thuốc này rất mạnh, khi đã dùng thì “sung” tối đa, như hổ đói lao vào con mồi. Nhưng khi thuốc hết tác dụng thì họ như những xác chết không còn sức sống. Cũng vì lẽ đó mà mới hành nghề được hai năm, Huyền Trang trở nên già nua, cằn cỗi, bị chủ chứa vứt ra đường không thương tiếc.

Không còn chủ nào thu nhận, thân xác tàn tạ không còn xuân sắc, cũng không thể trở về quê nhà, vì nỗi xấu hổ, nhục nhã, Huyền Trang bám trụ lại đất Tân Thanh hành nghề mưu sinh. Hằng ngày, cô đứng ở khu vực cửa khẩu bắt khách, vì là gái đứng đường nên giá đi khách của cô cũng bèo bọt, nhưng cũng không còn sự lựa chọn nào khác.

Giọt nước mắt và sự hối hận muộn màng khiến khuôn mặt người phụ nữ nhăn nhúm khổ sở. “Nếu ngày đó em nghe lời gia đình, thì tương lai của em sẽ khác. Giờ đây, có quê hương cũng không dám trở về, có con cũng không dám nhận. Nhiều lúc nghĩ quẩn muốn tìm đến cái chết, nhưng ước mong một lần được nhìn thấy con giúp em có nghị lực để sống. Em thèm lắm cảm giác được một giấc ngủ bình yên bên gia đình”. Có lẽ ước muốn giản dị, nhưng trở nên xa xỉ với người phụ nữ ấy.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật