Mobius: Bán tháo mạnh hơn nữa ở thị trường mới nổi

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mặc dù cuối năm nay dòng đầu tư sẽ trở lại với thị trường mới nổi, nhưng hiện nay bán tháo sẽ còn mạnh hơn nữa
Mobius: Bán tháo mạnh hơn nữa ở thị trường mới nổi
Chủ tịch Mobius của hãng đầu tư Templeton

Đây vẫn chưa phải giờ khắc tồi tệ nhất của các thị trường mới nổi, theo ông Mark Mobius của hãng Templeton Emerging Markets Group. Ngay cả khi các chỉ số chứng khóan tiêu chuẩn đã chạm đáy của năm tháng qua, và tỉ giá ngoại hối của họ chao đảo.

“Tinh thần bi quan đã bám rễ sâu, nên bạn sẽ còn chứng kiến nhiều vụ bán ra nữa,” theo ông Chủ tịch điều hành của Templeton, quản lý hơn 50 tỉ USD tài sản ở các nước mới nổi. Ông Mobius trả lời phỏng vấn của kênh Bloomberg tại Rio de Janeiro. “Chúng tôi đang quan sát kỹ tình hình nhưng không định mua vào lúc này. Giá sẽ còn xuống hoặc mất thời gian để ổn định.”

Ông Mobius, 77 tuổi, là người kiên định quan điểm về các thị trường mới nổi và đã đầu tư vào đó suốt 40năm qua. Viễn cảnh kinh tế của Mobius tương phản với quan điểm của ông Jim O’Neil, người nghĩ ra cụm từ BRIC để chỉ bốn nền kinh tế mới nổi lớn nhất. Ông O’Neil cho rằng cuộc tháo chạy này tạo ra cơ hội mua vào. Chỉ số Thị trường Mới nổi MSCI đã tăng 2,4% trong hai ngày qua, chặn mức giảm từ đầu năm tới nay còn 6,4%. Nó được đánh giá gần mức đáy năm năm, khi so sánh với Chỉ số Thế giới MSCI của cổ phiếu các nước phát triển.

Đợt phục hồi hôm 6/2

Tài sản các nước mới nổi đang chao đảo khi kinh tế Trung quốc chậm lại, tỉ giá ngoại hối yếu ở khắp các nước từ Ấn Độ tới Thổ Nhĩ Kỳ khiến ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất, và FED tiếp tục kế hoạch giảm kíc‌h thí‌ch tiền tệ. Các nhà đầu tư đã bán ra hơn 12 tỉ USD từ các quỹ đầu tư vào trái phiếu thị trường mới nổi, dòng bán lớn nhất từ hồi 1/2008, theo Morgan Stanley trích thông số của EPFR Global.

Cuộc rút lui này đã kéo giá trị của chỉ số MSCI Emerging MarketsIndex xuống khiến chiết khấu của chỉ số này so với chỉ số MSCI World đã tăng lên 40% - khoảng cách lớn nhất kể từ tháng Mười năm 2008, theo số liệu của Bloomberg. Hơn 2000 tỉ USD đã bị xóa bỏ khỏi các quỹđầu tư toàn cầu.

Khả năng dao động của thị trường sẽ tăng tới mức trung bình dài hạn, có nghĩa là tăng bảo hiểm rủi ro, theo Philip Moffitt, người đứng đầu bộ phận thu nhập cố định châu Á tại Sydney của Goldman Sachs.

Cơ hội tốt

Chỉ số chứng khoán thị trường mới nổi đã tăng 0,9% lúc 9h39 sáng mùng 7 ở New York hướng tới mức tăng tuần đầu tiên từ 17/1. Chỉ số của tiền tệ các nước đang phát triển đã tăng được 0,1% chặn đà giảm năm nay còn 2,2%. Điều này diễn ra sau khi bộ lao động Mỹ thông báo con số việc làm tháng giêng thấp hơn dự báo.

“Chúng ta đang gần tới cơ hội tốt để mua vào chứ không phải là cùng hoảng loạn bỏ chạy,” O’Neil, cựu chủ tịch Goldman Sachs as‌set nói hôm 4/2/2014. “Một số vùng mới nổi đang có vấn đề thật sự, nhưng mô tả nó là khủng hoảng thì nói thẳng ra là vớ vẩn.”

Các thị trường vùng biên

Mobius thấy có cơ hội mua vào ở các thị trường biên giới, những khu vực quá nhỏ hoặc thiếu phát triển để được liệt vào chỉ số thị trường. Ông đã mua vào các công ty ở châu Phi, gồm có Kenya, Nigeria, và kỳ vọng tăng trưởng của chúng ít bị ảnh hưởng bởi giông bão xẩy ra ở các nước lớn hơn.

Các nước vùng biên đã chiếm 6 trong bẩy mức tăng trong các chỉ số đầu tư toàn cầu do Bloomberg điều tra. Tăng mạnh nhất là chỉ số DFM’s General Index tăng 17%.

Chỉ số MSCI Frontier Market tăng 21% năm 2013, vượt tốc độ của Chỉ số MSCI Emerging Markets Index 26 điểm phần trăm, mức cách biệt lớn nhất từ 2005. Doanh thu tập đoàn ở 26 nước trong chỉ số này đã tăng tới mức đỉnh điểm trong năm năm. Lợi nhuận của các nước BRIC đã thống trị chỉ số MSCI Emerging Index, nhưng vẫn nằm dưới đỉnh 2011 là 11%.

rủi ro Trung Quốc

Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc là câu hỏi lớn nhất ở các nước đang phát triển và là rủi ro lớn nhất với thị trường, theo ông Gross, người quản lý quỹ trái phiếu lớn nhất của Pacific Investment Management Co.

Templeton Frontier Markets Fund đã vượt qua 98% đồng lứa với mức lợi nhuận trung bình năm 4,6%,theo Bloomberg. Quỹ quản lý hơn 1,5 tỉ USD tài sản tính tới cuối tháng 12/2013, với gói tài sản Trung Đông và châu Phi là lớn nhất, theo thông số công bố trên trang web. Quỹ Asian Growth Fund của Templeton là 13 tỉ USD đã hoạt động tốt hơn 89% đối thủ.

Trong phỏng vấn ngày 29/1, ông Mobius nói dòng đầu tư vào các nước đang phát triển sẽ phục hồi lại cuối năm nay. Các nước này có tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt, tỉ lệ nợ trên GDP thấp, và nguồn dự trữ ngoại tệ cao.

“Đây là cơ hội, nhưng không phải vội mà nhẩy vào ngay,” Mobius nói trong phỏng vấn ngày 7/2.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật