Xem quá trình phục dựng dung nhan ‘bà tổ loài người’

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Để hiểu hơn quá trình tiến hóa của loài người, các nhà khoa học tái hiện hình ảnh “tổ tiên“ sống cách đây 3,2 triệu năm từ bộ xương không nguyên vẹn.
Xem quá trình phục dựng dung nhan ‘bà tổ loài người’
Ảnh minh họa

Vào năm 1974, cách đây đúng 40 năm, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy bộ hài cốt của một người vượn người phương Nam (Australopithecus afarensis) tại một thung lũng hẻo lánh ở Ethiopia (Đông Phi). Đây là một phát hiện gây chấn động giúp con người hiểu rõ quá trình tiến hóa hình thành nên con người ngày nay.

Bộ hài cốt được các nhà khoa học đặt tên là Lucy. Các nhà khoa học đã nỗ lực tái hiện diện mạo 3D của “bà tổ nhân loại” sống cách chúng ta 3,2 triệu năm trước.

Cùng theo dõi các hành trình tái tạo hình ảnh của tổ tiên chúng ta và những thông tin thú vị trong chùm ảnh sau:

Công việc đầy thử thách này được giao cho họa sĩ chuyên phục dựng hóa thạch John Gurche. Ông bắt tay vào quá trình phục dựng Lucy vào năm 1996 với rất nhiều khó khăn.

Khi được tìm thấy, bộ xương của Lucy chỉ còn lại khoảng 40%. Sau khi xác định được cấu trúc xương hoàn chỉnh, họa sĩ sẽ dần dần đắp thêm da thịt, từ đó tìm ra hình dáng thật của tổ tiên loài người.


Qua nghiên cứu, các nhà khảo cổ nhận thấy, khi còn sống, người vượn Lucy có khả năng trèo cây và đi trên mặt đất bằng hai chân. Giai đoạn này là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử tiến hóa, khi loài người chuyển từ sống trên cây xuống đi lại trên mặt đất.

John Gurche đã phải rất đau đầu để tìm ra một tư thế chuyển động phù hợp cho Lucy. Cuối cùng, ông đã chọn cho Lucy tư thế đang từ trên cây đặt chân bước xuống đất.

Trong quá trình tái hiện Lucy, John phải thuê người mẫu nữ thực hiện các động tác leo trèo và đi lại trong tư thế khỏ‌ּa thâ‌ּn! Nhờ vậy, họa sĩ mới có thể tìm hiểu và phục dựng chính xác các cơ bắp cho Lucy.


Hình ảnh này cho thấy quá trình tái hiện bàn chân của Lucy. Tác giả đắp lên khung xương lần lượt các dây chằng, cơ bắp và cuối cùng là lớp da. Bạn có thể thấy ngón chân cái của Lucy khá to và tách rời các ngón chân còn lại, khiến nó trông giống như một bàn tay người hơn.


Công đoạn tiếp theo là phục hồi khuôn mặt cho Lucy. Hình ảnh trên cho thấy các bước trong quá trình công phu này. Dựa trên xương mặt của loài vượn người (Australopithecus afarensis), họa sĩ tái tạo nên một khuôn mặt với những cơ hàm to khỏe và cấu trúc mũi tẹt giống các loài linh trưởng ngày nay.


Bằng cách nghiên cứu tỉ mỉ bộ xương của Lucy, họa sĩ John Gurche đã tạo cho Lucy đôi cánh tay khỏe mạnh nhưng không quá cơ bắp, có phần giống như tay của một vận động viên thể dục dụng cụ.

Hình ảnh của Lucy cho thấy, vào thời điểm cách đây 3,2 triệu năm, các chi của người vượn phương Nam đã giống với tay và chân người hiện đại, tuy rằng kích thước, tỉ lệ của các xương vẫn còn sự khác biệt.


Bởi “bà tổ loài người” sống ở vùng nhiệt đới nên họa sĩ quyết định dùng chất liệu silicon màu tối để tạo nên lớp da ngoài cho Lucy. Các nhà khoa học cho rằng, vào thời của Lucy, loài vượn người vẫn còn một bộ lông dày. Sau này, con người hiện đại mất dần lớp lông để thích nghi với khí hậu ngày một nóng hơn.

Họa sĩ John Gurche đã kiên trì cắm khoảng một triệu chiếc lông gấu đen (loại chất liệu lông phù hợp nhất) vào bức tượng để tạo nên bộ lông bao phủ toàn bộ c‌ơ th‌ể Lucy. Công việc này kéo dài trong ba tháng liên tục.


Và đây là thành quả cuối cùng của họa sĩ - một hình ảnh 3D đúng kích thước thật của loài người cách đây 3,2 triệu năm. Theo hình ảnh trên đây, Lucy mang những đặc điểm c‌ơ th‌ể của cả loài vượn cổ xưa và con người hiện đại. Việc phục dựng Lucy thành công giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể và sinh động về lịch sử phát triển loài người.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật