Khám phá 10 thị trấn ma bí ẩn nhất thế giới

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Có rất nhiều thị trấn ma trên thế giới từng là miền đất hứa của hàng ngàn người, nơi những cộng đồng thịnh vượng sinh sống nhưng bây giờ chỉ còn là những mảnh vỡ mục nát.
Khám phá 10 thị trấn ma bí ẩn nhất thế giới
Thị trấn ma bí ẩn nhất thế giới.

Thị trấn ma xuất hiện từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng phần lớn chúng là kết cục của những câu chuyện bi thảm: có thể là sự sụp đổ của nền kinh tế, chiến tranh hay thảm họa thiên nhiên. Dù vậy, những vùng đất bị bỏ rơi có rất nhiều điều để nói với chúng ta về quá khứ, hiện tại, và thậm chí là cả tương lai - theo một quy luật nào đó.

Có niên đại từ năm 1060, nằm ở nơi được ví là mu bàn chân của đất nước nổi tiếng với hình dạng như chiếc ủng, Craco (Ý) từng là một thị trấn giàu có thời trung cổ. Vào cuối những năm 1800, Craco bùng nổ dân số với hơn 200 người. Tuy nhiên, vấn đề thiếu lương thực cùng với sự tấn công của động đất, chiến tranh và sạt lở đất đã khiến các cư dân của Craco dần di tản. Craco cho tới nay vẫn tồn tại như bóng ma bị bỏ rơi trong tình trạng đổ nát hoang tàn.

 

Sau một cuộc hoán đổi dân cư, hơn 350 ngôi nhà đã bị bỏ hoang trong một ngôi làng Kayakoy của Thổ Nhĩ kỳ. Nép mình dưới những dãy núi và ngay bên cạnh bãi biển, thật khó để tin rằng nơi này lại là một thị trấn ma. Thị trấn được xây dựng vào những năm 1700, từng là nơi cư trú của hơn 2000 người. Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đã rơi vào cuộc chiến tranh đẫm máu trong giai đoạn 1919-1922. Người Hy Lạp chạy trốn B.L và tìm một nơi trú ẩn an toàn ở Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi chiến tranh kết thúc, Kayakoy đã bị bỏ hoang khi cư dân của nó quay trở lại Hy Lạp.

Centralia (Pennsylvania) là một thị trấn khai thác than giàu có với trường học, nhà hát, những tòa nhà và nhiều hơn thế. Tuy nhiên, vào năm 1962, những người lao động đã đốt rác mà không nhận ra rằng, trong đó có mạch than antraxit, loại than cực kỳ dễ cháy, đã bốc lửa. Mọi nỗ lực dập lửa đều vô ích và ngọn lửa tiếp tục cháy dưới bề mặt của thị trấn, ngay cả sau khi ngọn lửa bên ngoài đã được dập tắt. Lòng đất của Centralia bắt đầu cháy và thật lạ lùng, ngọn lửa vẫn cháy cho đến ngày nay. Mặc dù bị đã bị xóa khỏi bản đồ và mã zip bị thu hồi, nhưng vẫn còn có những người tò mò về thị trấn thịnh vượng Centralia.

Được biết đến như một “thành phố rừng xanh” bị lãng quên của Henry Ford, Fordlândia được thành lập năm 1928 như một thành phố công nghiệp tiềm năng với mục đích trồng cao su- để thoát khỏi phụ thuộc vào cao su Anh. Ford mơ ước rằng, thành phố sẽ trở thành 1 phiên bản Disney, giống như với các trung tâm thành phố Mỹ hóa, các cửa hàng kem, và hình mẫu T Ford ở bất cứ nơi nào. Các công nhân Brazil thậm chí còn bị buộc đeo thẻ ID và ăn đồ ăn Mỹ. Tuy nhiên, kế hoạch sau đó đã bị thất bại vì tài nguyên đất đai cằn cỗi và sau khi các công nhân nổi dậy vào năm 1930.

Hashima hay còn được gọi là Gunkanjima, nằm ở Nagasaki và là 1 trong 505 đảo hoang Nhật Bản. Hòn đảo được Mitsubishi mua vào năm 1890 với mục đích khai thác than. Vào năm 1916, hòn đảo trở thành một trong những thành phố đông dân nhất Nhật Bản. Tuy nhiên, năm 1970, Mitsubishi tuyên bố đóng cửa mỏ than và các cư dân bắt đầu rời bỏ hòn đảo. Sau 35 năm đóng cửa, lệnh cấm lên đảo đã được dỡ bỏ vào năm 2009. Tàu thuyền đã được phép cập đảo, nhưng mọi người vẫn bị cấm vào bên trong các tòa nhà đổ nát.

Thành phố này được thành lập năm 1933 và trở thành thị trấn ma vào năm 2008 sau khi một ngọn núi lửa bất ngờ phun trào sau 9000 năm. May mắn thay, các cư dân Chaitén đã được sơ tán, tuy nhiên thiệt hại về môi trường rất lớn. Mặc dù đã nỗ lực hết sức, chính phủ Chile quyết định bỏ rơi Chaitén. Vào năm 2009, chính phủ công bố kế hoạch di dời thị trấn 10km về phía bắc từ vị trí ban đầu. Thị trấn ban đầu vẫn ở đó, bị bỏ rơi, như một minh chứng cho sự phẫn nộ của mẹ thiên nhiên.

Kadykchan là một thị trấn nằm sâu trong hẻm núi nhỏ, do những tù nhân Gulag xây dựng trong thế chiến thứ II. Sau đó nó làm chỗ cư ngụ của thợ mỏ để khai thác than. Rồi nhu cầu cung ứng giảm xuống, cộng thêm vụ nổ tại mỏ làm cho 6 người thiệt mạng vào năm 1996, người ta quyết định đóng cửa hầm mỏ hoàn toàn. Các cư dân đã rời đi vội vã tới mức bây giờ bạn vẫn có thể tìm thấy đồ chơi, nội thất, quần áo, vật dụng cá nhân nằm lãng quên trong thị trấn hoang vắng này.

Hội đồng chuyển tiếp quốc gia Libya đã cho lực lượng dân quân dẹp bỏ thành phố này vào năm 2011. Đây là khu vực của những trận chiến đẫm máu nhất trong chiến tranh Libya. Tawergha là một thị trấn ma nhân tạo bất đắc dĩ và là một nạn nhân của chiến tranh.

Thành phố bỏ hoang này được xây dựng năm 1970 dọc sông Pripyat, Ukraina có một khu vui chơi và một nhà ga xe lửa phục vụ cho gần 50000 người. Sau 16 năm tồn tại, thành phố đã bị sơ tán vào tháng 4 năm 1986 sau thảm họa hạt nhân Chernobyl. Thành phố Pripyat giờ đây trở thành nguồn cảm hứng cho những thợ săn ảnh và du khách mạo hiểm.

Thị trấn ma này ở Azerbaijan đã từng là nhà của 150 000 người. Khi cuộc chiến tranh Nagorno Karabakh nổ ra, thành phố đã bị hủy hoại. Tất cả những gì còn lại của Ağdam hiện nay là một nhà thờ hồi giáo duy nhất bị bao phủ bởi những hình vẽ graffiti.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật