Tại sao bố mẹ nên để con thất bại?

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Phải đối mặt với việc con thất bại khiến bạn cảm thấy buồn và giận giữ. Tuy nhiên, sự thất bại có thể tích cực cho trẻ, và là cơ hội để chúng thay đổi mình theo hướng tốt hơn.
Tại sao bố mẹ nên để con thất bại?
Ảnh minh họa

Thất bại là cơ hội để con bạn nhìn lại chính mình

Nhiều bố mẹ lo sợ rằng con họ sẽ thất bại trong cuộc sống, đặc biệt là kết quả và thứ hạng trong học tập. Suy nghĩ phổ biến của bố mẹ là, một khi con học tập yếu kém, con sẽ chẳng làm nên trò trống gì. Với nhiều bậc phụ huynh, việc con bị kiểm kém hoặc thi trượt môn nào đó có thể tạo ra khủng hoảng trong gia đình.

Không phải ai cũng biết rằng thuật ngữ “khủng hoảng”  bắt nguồn từ một chữ tượng hình của Trung Quốc, là sự kết hợp của hai biểu tượng “nguy hiểm” và “cơ hội”. Có lẽ, là  bố mẹ, chúng ta nhìn thấy rất rõ ràng khía cạnh nguy hiểm của sự thất bại, nhưng thường lại không thấy được cơ hội: Con bạn có cơ hội để học được một bài học quan trọng nào đó. Bài học đó có thể là cái giá của việc xem phim và ngủ nướng mà không học tập nghiêm túc cho kỳ thi, những điều sẽ xảy ra khi con không cố gắng hết mình… Đó cũng có thể là cơ hội để con hiểu hậu quả xấu từ việc giấu bố mẹ đọc truyện trong giờ học, hay nói dối về điểm số.  Bị điểm kém trong kỳ thi là hệ quả tất yếu tự nhiên cho hành vi của con và con nên trải nghiệm cảm khác dễ chịu, dằn vặt vì hành động của mình.

Tiếc thay, nhiều bố mẹ không thể chấp nhận việc con bị điểm kém. Thay vì cho phép con thất bại, họ tìm cách nhờ giáo viên nâng điểm. Những đứa trẻ sẽ học được rằng, chúng không cần phải chịu trách nhiệm về những hành vi của mình, một ai đó sẽ giúp chúng. Điều con học được sẽ là: Chẳng sao đâu, nếu mình điểm kém thì mẹ sẽ lo, hay “Bố mình có quyền lực, chỉ cần nói một tiếng là cô giáo sẽ điều chỉnh ngay”

Điều nguy hiểm là con sẽ đi đến kết luận rằng quyền lực bố mẹ có thể giải quyết những vấn đề con gây ra, quyền lực có thể thay thế cho trách nhiệm. Con sẽ tin rằng việc cưỡng chế và đe dọa bằng quyền lực có giá trị hơn nhiều so với việc nghiêm túc và hoàn thành tốt công việc.

Nhiều bố mẹ có vô số lý do để biện minh cho hành động của mình. Họ có thể đổ lỗi cho sự thiếu công bằng của hệ thống trường học, những khó khăn học tập hay vấn đề về hành vi của con, hay lịch sử học tập xuất sắc con từng có ở trường. Thực ra, lý do quan trọng nhất ở đây là: Họ cảm thấy dễ dàng hơn khi tranh đấu với giáo viên thay vì đấu tranh với chính con mình. Với những bố mẹ này, thay đổi giáo viên, hay thậm chí cả những quy tắc trường học, còn dễ dàng hơn thay đổi con họ.

Khi một đứa trẻ không làm bài tập về nhà, trốn học hay nói dối giáo viên và bố mẹ, trách nhiệm của con là phải đối mặt với hệ quả tự nhiên của tất cả những hành động đó. Hệ quả lớn nhất chính là việc con thi trượt, điểm kém, thất bại trong mắt người khác. Đó chính là một bài học và con cần phải có trách nhiệm giải quyết vấn đề.

Một câu hỏi khác bố mẹ nên đặt ra cho mình là: Một khi con bạn không thành thật hay mánh khóe về bài tập về nhà của mình, con sẽ còn dối trá hay che giấu chuyện gì khác nữa? Khi con nói rằng đi học thêm sau khi từ trường về, liệu con có thực sự làm như vậy? Một khi người ta quen nói dối về điều gì đó, hành vi này sẽ nhanh chóng lan ra cả những lĩnh vực khác. Học kém là một khía cạnh, những trượt dốc khác sẽ tới theo đó cùng với thói quen không trung thực của con.

Dù con bạn trượt một môn học hay tổng kết cuối kỳ yếu kém, nếu bạn xác định đúng vấn đề, bạn có thể bắt đầu cùng con xử lý nó theo cách tích cực. Đây là một cơ hội để con thay đổi, nhìn lại chính mình. Bố mẹ thường quá  khi con thất bại, vì họ cảm thấy đó như là thất bại của chính mình. Thật khó khăn với bố mẹ khi họ đã luôn lo lắng hỗ trợ con, làm hết sức mình, và sau đó họ có một đứa con học kém, thi trước và đúp lớp. Họ có thể cảm thấy bất lực và tự hỏi bản thân: “Tôi còn biết làm gì nữa đây?!” Nhưng câu hỏi thực sự họ nên đặt ra là: “Con mình có thể làm gì nữa đây?”

Lợi ích của việc để con cảm thấy không hài lòng

Dường như, với nhiều bố mẹ, bảo vệ con mình khỏi cảm giác thất vọng, buồn khổ gắn liền với việc làm cha mẹ hiệu quả. Bạn cảm thấy rằng bạn đã không hoàn thành vai trò của mình khi con phải chịu đựng bất kỳ điều khó chịu, nỗi đau, những điều không hài lòng trong quá trình lớn lên. Đây quả là một cái bẫy nguy hiểm mà không ít bố mẹ mắc vào.

Hãy nhìn mọi thứ theo một cách khác: Khi một đứa trẻ cảm thấy thất vọng, căng thẳng, giận giữ hay buồn bã, chúng đang ở vào tình thế phải phải triển những kỹ năng ứng phó quan trọng. Điều đầu tiên các con học được là tránh xa tình huống kíc‌h thí‌ch dẫn đến vấn đề. Khi con được gọi lên bảng trả bài cũ và bị điểm kém vì con không học bài, con sẽ tránh việc đó bằng cách hôm sau học bài chăm chỉ, chứ không bằng cách nhờ mẹ nói với giáo viên không gọi con trả bài nữa để tránh làm con cảm thấy tồi tệ.

Sự không hài lòng là một phần tất yếu trong cuộc sống của chúng ta,khi chúng ta bị kẹt xe, xếp hàng thanh toán ở siêu thị hay đứng mỏi chân trên xe bus… Tất cả mọi người đểu phải đối mặt với những khó khăn, lúc này hay lúc khác, những điều khiến chúng ta không thoải mái và chán nản. Điều quan trọng là phát triển ở con khả năng để thích nghi, quản lý bản thân ở các tình thế khác nhau. Nếu con không biết cách dung hòa trong những tình huống khó chịu, con sẽ lớn lên thành một người đàn ông, phụ nữ khó chịu và không thể thích ứng với cuộc sống.

Thay vì dạy cho con tìm cách chen lên trước, bố mẹ nên để con học cách kiên nhẫn đợi xếp hàng. Khi con bắt đầu cáu kỉnh, bố mẹ hãy nói với con rằng: “Mẹ biết con rất chán khi phải đợi, nhưng đây là việc mình phải làm.” Đó là kỹ năng ứng phó con cần có.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật