Nhật Bản: Trồng lúa đặc chế ethanol

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Từ tháng 3-2009, lần đầu tiên Nhật Bản sẽ đưa ra thị trường loại xăng sinh học (pha ethanol) được chế từ một loại gạo. Giống lúa dùng sản xuất gạo này có tên Hokuriku 193, một giống lúa mới không dùng làm lương thực cho người.
Nhật Bản: Trồng lúa đặc chế ethanol
Cấy lúa bằng máy trên đồng ruộng Nhật Bản
Hokuriku 193 được trồng thử nghiệm trên 300ha ở vùng Niigata (miền Trung Nhật Bản). Từ một tấn lúa Hokuriku 193 có thể sản xuất được 450 lít ethanol, gần tương đương với 1 tấn bắp. Chương trình thử nghiệm của các kỹ sư Nhật bắt đầu từ năm 2006 và đã cho ra lò được 3.000 lít ethanol. Những nghiên cứu nhằm tận dụng cả rễ và thân cây lúa để sản xuất ethanol cũng đang được tiến hành.

Việc Nhật Bản dùng gạo để sản xuất ethanol có 2 mục tiêu. Thứ nhất, giúp làm giảm khoảng cách trong một lĩnh vực mà Nhật Bản có phần tụt hậu so với một số nước Âu, Mỹ. Thứ hai, trồng lúa để làm xăng sinh học là một cách cứu vãn những cánh đồng đang lâm vào tình trạng "nhàn rỗi" ở Nhật.
 
Ngành nông nghiệp Nhật Bản có khả năng sản xuất 12 triệu tấn lúa mỗi năm nhưng buộc phải giảm sản lượng xuống còn 8,7 triệu tấn để giữ mức giá nên khoảng 40% diện tích đất trồng lúa bị bỏ hoang hóa. Trồng lúa để sản xuất ethanol không những giúp duy trì "cuộc sống" cho những vùng đất bị bỏ hoang này mà trong những trường hợp cần thiết (như khi xảy ra khủng hoảng lương thực) còn có thể nhanh chóng chuyển đổi sang trồng lương thực – điều không dễ thực hiện nếu đất bị bỏ hoang hoàn toàn.
 
Nghề trồng lúa ở Nhật Bản được cơ khí hóa cao độ, cho năng suất cao nhưng với diện tích quá nhỏ, việc trồng lúa của nông dân không có lời và không thể tồn tại được nếu không có sự trợ giúp của chính phủ. Phần lớn nông dân Nhật đều có hoạt động kinh tế khác ngoài trồng lúa để tăng thu nhập.

Được bảo vệ với thuế suất nhập khẩu cao ngất ngưởng 778%, thị trường lúa gạo Nhật Bản hầu như không bị phụ thuộc vào thị trường thế giới. Kể từ năm 1995, trong khuôn khổ các thỏa thuận của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Nhật Bản nhập khẩu hàng năm 780.000 tấn gạo.

Do không mấy thích hợp với khẩu vị của người Nhật, gạo nhập khẩu thường khó bán, một phần được dùng để làm thức ăn gia súc, phần khác dùng để dự trữ. Dân Nhật mua gạo của nước mình sản xuất với giá cao (gấp 4 lần giá gạo Thái Lan) nhưng dường như họ coi đó là chuyện bình thường  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật