Chu‌yện tìn‌h cảm động của ông thầy thuốc 4 lần hụt chết

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Từng chiến đấu tại chiến trường Campuchia 4 năm, ông Tâm trở về với chằng chịt vết thương trên người, người yêu cũng không dám gặp.
Chu‌yện tìn‌h cảm động của ông thầy thuốc 4 lần hụt chết
Vợ chồng ông Tâm, bà Phải cặm cụi chữa bệnh miễn phí cho người dân.

Thế nhưng từ những vết thương ấy, ông đã học lỏm được nhiều cách chữa bệnh bằng thuốc nam để vừa tự cứu mình và chữa bệnh miễn phí cứu người.

4 lần hụt chết và chu‌yện tìn‌h cảm động của chàng thương binh

Phải mất hơn 1 tiếng đồng hồ từ trung tâm TP.HCM, chúng tôi mới tìm được đến nhà ông Võ Văn Tâm, người từng chữa bệnh cứu người miễn phí hơn 31 năm nay nên người dân ở đây vẫn gọi anh bằng cái tên thân mật ông Hai Tâm (ấp Trung Đông, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TP.HCM).

Ông Tâm cho biết cơ duyên đến với việc chữa bệnh cứu người cũng chính từ những lần bị thương tại chiến trường Campuchia khốc liệt. “Năm 22 tuổi, khi chiến trường Campuchia đang ác liệt nhất, tui xung phong nhập ngũ rồi tình nguyện xin sang chiến trường nước bạn chiến đấu”, ông Tâm nhớ lại.

Đặc biệt vào năm 1981 trong một buổi hành quân, đơn vị ông lọt vào bãi mìn của địch. Một nửa số đồng đội ông hi sinh, ông bị thương nặng được chuyển về tuyến sau. Gương mặt ông bị biến dạng vì trải qua nhiều cuộc phẫu thuật lớn, nhỏ, cộng thêm 4 mảnh đạn găm vào chân trái.

Được những thầy thuốc nam ở Campuchia chữa vết thương, ông quan sát rồi nhớ kĩ trong đầu. Lá nào, xay ra sao, đắp hay uống, bấm huyệt thế nào, chữa bệnh gì,…Trong những ngày trong rừng, có nhiều loại lá ông đã quen mặt nên nhớ rất nhanh.

Sau khi vết thương lành, ông trở về đơn vị. Lúc này đơn vị anh đang đóng quân tại Battambang, sát biên giới Thái Lan, khi ấy đây được coi là thủ phủ của tàn quân Pôn – Pốt đang lẩn trốn. Về đơn vị, ông bắt đầu chữa bệnh cho các đồng đội mình đang bị thương với những kinh nghiệm học được trong lúc chữa bệnh.

Được một thời gian, những vết thương trên người ông lại tái phát, ông lại rời rừng mang theo những loại lá thuốc ra bản. Ở bản cứ thấy ai đau ốm là ông xin được chữa bệnh cho họ. “Mới đầu họ không đồng ý vì sợ, sau thấy mình hiền lành lại là bộ đội Việt Nam, chữa được bệnh nên bắt đầu có thiện cảm rồi tự tìm đến xin chữa”, ông Tâm kể.

Sau khi hết giặc Pôn – Pốt, ông trở về quê nghèo với chằng chịt thương tích trên người và khuôn mặt biến dạng vì sẹo. Ông không dám gặp lại người yêu ngày xưa từng “thề non hẹn biển” trước khi ông đi lính, nhưng lẩn trốn mãi rồi cũng phải giáp mặt.

“Lúc gặp ổng, tui nhận ra ngay, dù ổng thương tích đầy người, mặt biến dạng. Tui khóc òa và ngục ngã khi thấy ổng như vậy. Nhưng tui luôn lui tới thăm ổng hằng ngày, thấy ổng hiền lành, một thân một mình làm ăn, tui càng thương nhiều hơn”, bà Bùi Thị Phải, vợ anh Tâm chia sẻ.

31 năm chữa bệnh cứu người

Rồi hai người cưới nhau, với căn nhà là một căn chòi lá cất tạm, ông bà bảo ban nhau làm ăn. Khi thấy bà con nghèo trong ấp có người mất mạng vì bệnh mà không có tiền chạy chữa, ông Tâm quyết định lên vùng núi Bình Phước, Tây Ninh,…tìm lá thuốc, còn những loại thuốc nào không tìm ra ông phải bỏ tiền túi ra hiệu thuốc mua. Từ đó đến nay đã 31 năm, cứ buổi ông ra đồng làm ruộng, buổi ông về nhà chữa miễn phí cho bà con nghèo khắp nơi.

Sau những giờ lao động ngoài đồng, vợ chồng ông bà lại chữa bệnh miễn phí cho người dân

Trong đó có một buổi tối cách đây 20 năm, lúc đó đã 1 giờ sáng, có một người phụ nữ kéo chiếc xe bò chở chồng ngõ cửa nhà ông. Qua câu chuyện ngắn gọn của người phụ nữ này ông biết nhà chị tận Đồng Nai, chồng làm phụ hồ, bị ngã giàn giáo, nhà nghèo quá đã phải bán hết đồ đạc đi để chữa bệnh cho chồng nhưng vô vọng. Nghe người ta chỉ nên chị đi từ từ 5 giờ sáng từ Đông Nai xuống tìm ông cầu cứu.

Tiền thì đôi vợ chồng này không có, bệnh phải điều trị lâu, nhà lại ở xa không thể nào cứ kéo chồng đi đi về về trên chiếc xe bò như vậy. Ông bàn với chị cho vợ chồng người bệnh nhân này mượn đất dựng cái chòi bên cạnh nhà mình để tiện chữa trị.

5 tháng trời, ông bốc thuốc chạy chữa, có những vị thuốc hiếm và đắt tiền ông phải đi mua. Có những hôm thấy vợ chồng anh chị kia không có gạo ăn, ông bảo vợ nhà còn ít gạo chia đều cho vợ chồng bệnh nhân nấu cháo.

Ngày anh bệnh nhân ngồi dậy đi lại được, họ xin được làm công, chăn bò cho tới khi nào trả được đủ tiền thuốc men cho ông. “Khi đó vợ chồng tui khuyên anh mới khỏi bệnh, lo về làm việc để nuôi vợ và sinh con. Giờ anh này có 2 con trai, đang làm bảo vệ cho ngân hàng, nhưng lâu lâu vợ chồng con cái lại tới thăm chúng tui”, ông Tâm kể.

Thấy ông không lấy tiền, nhiều người có của ăn của để nhét tiền vào tủ thuốc xin phụ ông. Ông vẫn cương quyết không chịu nhận, ông chỉ cho địa chỉ cho nhà hảo tâm lấy tiền này đi mua thuốc để chữa tiếp cho những bệnh nhân nghèo khác.

Hình ảnh người cựu chiến binh ốm yếu lúi húi khám bệnh cho người bệnh, còn người vợ bình thản chuẩn bị thuốc, bông gạt cho chồng. Họ cứ âm thầm như vậy đã 31 năm trong căn nhà tình nghĩa mà không có một vật dụng gì đáng giá.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật