‘Cờ bạc chìm’ trong thế giới teen

Vietgoden Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Không phải là một bộ tú, ba bốn teens chụm đầu lại với những ván “tá lả”, ba cây dễ bị phát hiện, cấm đoán. Giờ đây, teens nghĩ ra đủ trò “ăn tiền” khác để chơi trong lớp học.
‘Cờ bạc chìm’ trong thế giới teen
Những trò bài bạc trong lớp học
Không “tá lả”, “ba cây”…
Cũng không chụm đầu vào nguyên bộ tú, nhóm của T (trường H) chỉ cần 4-5 cây bài là đã đủ “vui cả buổi”. Tùy thuộc vào số người tham gia, cả nhóm sẽ lựa chọn số quân bài tương ứng, từ nhỏ đến lớn. Tiếp sau đó là đến công đoạn “đặt cược” tiền cho mỗi ván chơi và nhờ một “trọng tài” giữ những cây bài hộ. Việc của những “người chơi” chỉ là rút bài, ai sở hữu cây lớn nhất thì tất nhiên là ẵm cả số tiền những người còn lại vừa đặt.

 

“Trò chơi” đơn giản, nhanh gọn này xem ra rất “được lòng” teen, bởi nó “qua mặt” được thày cô cực ổn, chẳng mấy khi bị lộ. Số tiền đặt có lúc chỉ vài nghìn, nhưng với những “hội lớn”, con số này có thể lên tới tiền trăm.

 

Đến buồn vui chuyện “đầu – đít”

 

Một kiểu “cờ bạc chìm” khác cũng khá phổ biến trong thế giới teen, đó là kiểu chơi “đầu – đít”. Hình thức cũng không có gì phức tạp: Mỗi người sẽ cầm một tờ tiền đồng giá trị trên tay, rồi nhờ “trọng tài” đóng vai trò “gọi số” trên dãy số sê-ri đồng tiền. Việc “gọi số” càng phong phú đa dạng bao nhiêu thì lại càng tốt bấy nhiêu. Chẳng hạn kết quả một lần chơi sẽ bằng tổng số đầu + số cuối + số giữa + số thứ 2 từ trái sang. Ai có “tổng” ấy cao hơn thì người đó hớn hở “thu tiền”. Lần khác, lại là những con số khác, cách thức khác.

 

M, một nhân chơi “đầu đít” thường xuyên nói: “Trò này không mới tí nào, nhưng vẫn cực “hot”. M còn hóm hỉnh thêm: “Cứ cộng cộng, trừ trừ ai mà nỡ nghi, thày cô còn tưởng rằng đang… học toán ấy chứ”.

 

Và hàng loạt những cách thức “ăn tiền” khác

 

Có một thực tế rằng, cứ nghĩ đến cờ bạc, ăn tiền là 10/10 người nghĩ đến… con trai. Song, điều đó không phải lúc đầu cũng đúng. Tại lớp 11 trường X, nhóm của cô bạn L còn lập hẳn một hội, tên là hội “X2T”, có nghĩa là “xả xì trét”. L cùng bạn bè xả xì trét bằng cách… cá độ. Chủ đề của sự cá độ thì cũng cực kỳ “mênh mông”,  từ việc hôm nay V “nhà quê” của lớp mặc áo màu gì, có “hai lúa” lắm không (V vốn là cô bạn bị cả nhóm của L ghét, chê nhà quê), rồi anh chàng B “hot boy” của lớp sẽ mặc áo… cộc tay hay là dài tay. Hết “chủ đề” bạn bè, nhóm của L còn chuyến sang cả thày cô, kiểu: Thày Sinh học nói: “Xét một cách toàn diện” mấy lần trong tiết học, không quên kèm theo những tràng cười đầy khoái trá, giễu cợt.

 

Không chỉ dừng lại ở mức độ “vui” như thế, mà mục đích chính của sự cá cược này chính là tiền, ai thắng thì được, ai thua phải chịu thôi.

 

Những con xúc xắc không chỉ hữu dụng trong trò chơi cá ngựa, mà trong những lớp học của teens, thì nó còn khiến nhiều người sướng rơn vì hôm nay “trúng lớn”, kẻ khác lại ỉu xìu vì thua hết số tiền cả tuần tiêu vặt. Mỗi lần gieo xúc xắc là một lần “thót tim”, cũng lại cộng cộng, trừ trừ và… tiền trao đi, tiền thu lại.

 

“Vui chơi” mà không hề “bổ ích”

 

Cờ bạc chìm không chỉ trong trong lớp học

 

Ngày ngày, trong các lớp học vẫn cứ tồn tại những kiểu “cờ bạc chìm”, thậm chí teen còn hồn nhiên cho rằng, nó giống như một “trò vui chơi”. Kẻ thắng được hôm trước, hôm sau càng ham. Kẻ thua thì “cay cú”, quyết tâm “phục thù”, và “cờ bạc chìm” vẫn cứ nhộn nhịp đời sống teen như thế.

 

Để có được số tiền chơi từ ngày nọ qua ngày khác như vậy, nếu chỉ trông chờ vào tiền ăn sáng, tiền tiêu vặt bố mẹ cho thì không hề đủ. Vậy là, hàng loạt những kiểu “huy động” tiền khác ra đời: kê khai gấp đôi tiền học thêm, vay bạn bè, thậm chí là… cầm đồ, để rồi cuối cùng nợ chồng nợ chất. Người “lãnh hậu quả” còn ai khác ngoài bố mẹ đây?

 

Cũng chính từ chuyện “cay cú” vì thua, mà những xích mích bạn bè nổ ra. T trong câu chuyện trên kia, tức vì thua nên cho rằng bạn mình chơi xấu, nói những lời không được lọt tai. Con trai mau tức giận, vậy là một trận đánh nhau ầm ĩ nổ ra ngay trong lớp học. Hạnh kiểm bị hạ, mà tình bạn cũng vì thế “ra đi” luôn. Đồng thời, quá ham mê những trò chơi ăn tiền, chuyện học hành của những teen ấy “xuống dốc” một cách trầm trọng.

 

Một vấn đề cũng rất đáng nói ở đây đó là, những teen khác trong lớp dù biết “trò chơi” của các bạn mình là không tốt, nhưng luôn chọn giải pháp im lặng, coi như “không phải việc của mình”. Thậm chí nhiều khi còn bao che cho bạn bè để thày cô khỏi biết, và coi đó như một hình thức “giúp đỡ” bạn bè mình. Đến khi hậu quả xảy ra, mới nói câu “Biết thế…”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật