Kính Hubble gặp sự cố nghiêm trọng

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
NASA thông báo dữ liệu từ kính thiên văn Hubble không thể chuyển về trái đất vì có một vụ nổ nhỏ ở bộ định dạng dữ liệu khiến phần cứng của thiết bị bị hỏng.
Kính Hubble gặp sự cố nghiêm trọng
Kể từ khi được đưa lên vũ trụ từ năm 1990, Hubble đã trải qua nhiều lần sửa chữa và nâng cấp.
Trung tâm du hành không gian Go‌ddard, cơ quan trực tiếp điều hành kính Hubble đang chuyển đổi việc lưu trữ dữ liệu sang sử dụng bộ định dạng dữ liệu dự trữ Side B. Bộ định dạng dữ liệu có vai trò quan trọng đối với hoạt động khoa học của Hubble. Kể từ năm 1990, Hubble vẫn dùng bộ Side A mà chưa phải thay đổi lần nào.

Theo một kế hoạch đã được lập từ trước, NASA cử 7 phi hành gia lên không gian để tiến hành bảo dưỡng Hubble vào tháng 10/2008. 

Tuy nhiên, trục trắc phát sinh này buộc NASA phải lên phương án mới. Các phi hành gia cần có thêm thời gian huấn luyện để xử lý những sự cố đang diễn ra trên Hubble.

Một mặt khác, ngay cả khi bộ điều khiển có thể thành công trong việc sao lưu dữ liệu NASA vẫn muốn thay thế các bộ phận đã hỏng

Thời gian phóng tàu con thoi Atlantis  để đưa 7 nhà du hành vũ trụ có thể diễn ra vào tháng 2/2009.

Trong nhiệm vụ này, các phi hành gia sẽ tiến hành cuộc sửa chữa và bảo dưỡng lớn để chiếc kính thiên văn này có thể tiếp tục hoàn thành sứ mệnh khoa học của nó đến tận năm 2013.

Kính viễn vọng không gian Hubble là kính viễn vọng của NASA, mang tên của nhà thiên văn học Mỹ Edwin Powell Hubble (1889-1953), được đặt trong một quỹ đạo cách Trái đất khoảng 610 km. Đây là kính viễn vọng phản xạ được trang bị hệ thống máy tính và một gương thu ánh sáng có đường kính 240 cm.

Hubble được phóng lên không gian năm 1990, đã tạo ra một bước đột phá quan trọng trong quan sát thiên văn trong phổ quang học, tử ngoại và hồng ngoại cho thời kỳ này, nhờ vào ưu điểm là quan sát các thiên thể mà không bị ảnh hưởng bởi khí quyển Trái Đất.

Hubble cung cấp khoảng 5-10 GB dữ liệu một ngày. Vài khám phá quan trọng do Hubble mang lại gồm có:

- Hình ảnh chi tiết của mọi loại tinh vân, đặc biệt là những tinh vân đang phát tán gần các thiên hà xoắn ốc;
- Hình ảnh những thiên hà đang va chạm nhau và những thiên hà quasar;
- Chứng cứ đầu tiên về sự hiện diện của lỗ đen;
- Vị trí chính xác những cơn bão bụi trên Sao Hỏa và thêm chi tiết về bầu khí quyển của hành tinh này;
- Chi tiết sự va đập của sao chổi Shoemaker-Levy 9 vào Sao Mộc;
- Chi tiết những cơn bão rộng hàng ngàn km trên Sao Thiên vương;
- Xác định và tính toán sự giãn nở của vũ trụ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật