Dễ dãi như… giải thưởng

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vụ một người lên nhận giải Men of the year của một ấn phẩm dành cho đàn ông đã... văng tục được dư luận đề cập nhiều trên các trang mạng xã hội, xem như một hành động gây sốc với những người có mặt. Phải chăng đó là hậu quả của việc quá nhiều danh hiệu được trao từ các giải thưởng mà các tiêu chí của nó chẳng giống ai?
Dễ dãi như… giải thưởng
Diễn viên Chi Pu nhận giải “Thần tượng của giới trẻ” do trang The box trao tặng không rõ đã làm được gì ấn tượng?

Đây là lần thứ ba giải thưởng Men of The Year (Những người đàn ông của năm) do ấn phẩm Thể thao, Văn hóa & Đàn ông tổ chức trao giải, đồng thời kỷ niệm số báo 100 sau tám năm xuất hiện trên các sạp báo. Với mục đích tôn vinh quý ông “có thành tích đặc biệt, mang phong cách đích thực, đại diện của một thế hệ đàn ông mới, lịch lãm, thành đạt và mang nhiều hoài bão…” của một tờ báo danh giá về văn hóa, giải thưởng nghe thật hoa mỹ cho đến khi “bẽ mặt” vì sự việc gây sốc trên. Nhiều người đã tiếc cho giải thưởng khi chỉ một lần “lụy tài trợ” mà đánh mất bề dày nhiều năm gầy dựng uy tín. “Khốn khổ” cho những nghệ sĩ gạo cội như Nguyên Lê, Thành Lộc…, dù đầy tự trọng cũng không thể bỏ về (vì có những vai trò quan trọng trong đêm trao giải), đành phải đứng chung sân khấu và chịu đựng thứ “văn hóa hàng cá” kia.

Việc “đôi bên cùng có lợi” hoặc “nhiều bên cùng có lợi” là yếu tố gốc rễ để các giải thưởng mới liên tục ra đời những năm gần đây. Bên cần tiền, bên cần danh. Nhà tổ chức lấy tiền của nhà tài trợ rồi tổ chức một đêm trao giải lộng lẫy, vinh danh những nhân vật nổi tiếng (lắm khi chỉ để “tri ân đối tác” đã tài trợ, đã quảng cáo, đã cộng tác với ban tổ chức). Thế là cả làng cùng vui vẻ. Nghệ sĩ, nhà tài trợ có giải, có danh; nhà tổ chức có tiền, có thêm mối quan hệ... Truyền thông mạng cũng ăn theo được hình ảnh, tin tức. Chính vì thế, ngày càng có nhiều giải thưởng chỉ có giá trị... hư danh (không kèm theo hiện kim) ra đời. Từ tạp chí, ấn phẩm, trang thông tin mạng, ai ai cũng có thể tổ chức trao giải, vinh danh được.

Chính vì thế, ngoài những giải thưởng chính thống về nghệ thuật đã có thâm niên của các báo, đài uy tín như Cù nèo vàng (Báo), Mai vàng (Báo), HTV Awards (Đài Truyền hình TP.HCM), Làn sóng xanh (Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM), Cống hiến (Thể thao Văn hóa)… những năm gần đây, vô số giải thưởng theo nhau ra đời như: Ngôi sao của năm (Báo), Best People Awards (Ấn phẩm F - Thời trang), Tiin Vote Awards (Tiin.vn), Elle Beauty Awards (Tạp chí Phái đẹp - Elle)... ban phát nhiều danh hiệu rất hoành tráng: Kẻ thất bại của năm, Đám cưới của năm, Mỹ nhân của năm, Nhóc tì của năm, Bà mẹ của năm, Cặp đôi của năm. Trong đó, không ít giải thưởng có tiêu chí đề cử không rõ ràng (Giải mỹ nhân của năm - Hotstar Award, trong các đề cử chỉ có Trương Thị May đáp ứng được hết các tiêu chí), hoặc chỉ là giải thưởng tự phong (Đám cưới của năm, Kẻ thất bại của năm…), do chính ban tổ chức tự chọn, ít bầu bán công khai, số lượng giải thưởng được xác định trên tinh thần càng đông càng vui, vì trị giá giải thưởng chỉ là chiếc kỷ niệm chương và bó hoa. Chính vì “vui cả làng” nên các giải dạng này ra đời như một phong trào. Cách trao giải cũng rất luộm thuộm. Cụ thể như trang tin điện tử Thebox.vn (của Công ty TNHH một thành viên Ấn Phẩm) trao giải The Box - Chiếc hộp mầu nhiệm với hàng chục giải thưởng trong một đêm trao giải dài dòng, lúng túng (giới thiệu nhầm tiết mục; người nhận giải phát biểu xong thì đến người trao giải cũng phát biểu...).

Những cuộc vui này thoạt tưởng chẳng chết ai, nhưng chính cách vinh danh dễ dãi đó đang gây nhầm lẫn với những giải thưởng nghiêm túc thực sự. Tệ hơn, nó đang cổ xúy một xã hội chuộng hư danh, đi đâu cũng gặp mỹ nhân, hoa hậu, siêu mẫu, hotboy, hotgirl, diva, nữ hoàng…; “lập lờ đánh lận con đen” giữa những người có tài năng, cống hiến thật sự.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật