Tại sao vũ khí của Israel được ưa chuộng khắp thế giới?

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhưng lý do tạo ra điều đó lần đầu tiên được phơi bày trong cuốn phim tài liệu có tựa đề “The Lab“ (Phòng thí nghiệm), do ký giả nổi tiếng người Israel Yotam Feldman làm đạo diễn.
Tại sao vũ khí của Israel được ưa chuộng khắp thế giới?
Máy bay không người lái Heron “Machatz-1“

Bộ phim tài liệu được phát hành vào đầu tháng 12/2013 đã trả lời cho nhưng câu hỏi về nền công nghiệp vũ khí bí mật, cũng là một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế Israel.

Trong phim, Tướng Binyamin Ben-Eliezer, cựu Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Israel trong giai đoạn từ năm 2001-2002, trước câu hỏi: "Tại sao vũ khí do Israel sản xuất lại được các nước khác tìm mua nhiều như vậy?", đã trả lời: “Trước tiên Israel là một trong những quốc gia sở hữu nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến hàng đầu thế giới. Thứ đến là vũ khí của chúng ta đã trải qua thử nghiệm thực tế trong những cuộc xung đột triền miên ở "lò lửa Trung Đông".

Có loại phải thử thách liên tục sau 10-15 năm ròng mới thực sự hoàn thiện, để có thể trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Việc xuất khẩu vũ khí đã đem về cho ngân sách nhà nước số ngoại tệ tương đương 3% tổng thu nhập quốc dân thường niên. Một kỳ tích mà chưa có quốc gia nào trên hành tinh đạt tới".

Trong phần kế tiếp của bộ phim "The Lab", đạo diễn Y. Feldman đã lần lượt tiếp xúc với các cựu chỉ huy quân đội, chiến lược gia quân sự, hay các cố vấn quốc phòng cao cấp... nghĩa là những thành phần tinh túy nhất trong lực lượng vũ trang của nhà nước Do Thái.

Tất cả những người đối thoại đều biết đến uy tín của ký giả Y. Feldman, nên họ sẵn sàng giải đáp mọi câu hỏi đưa ra. Từ đó đạo diễn bộ phim đã đúc kết được tư tưởng nhất quán của giới quân nhân Israel hàng đầu, qua cuộc chiến triền miên với các nước lân bang, nhất là với Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) hòng trấn giữ các phần đất đang kiểm soát, đồng thời tiến hành thử nghiệm những loại vũ khí mới trên chiến trường nhằm phát triển kỹ nghệ xuất khẩu vũ khí.

Còn kinh tế gia nổi tiếng người Do Thái Shir Heber, đương kim Giám đốc viện Kinh tế học Quốc phòng có trụ sở tại Tel Aviv, giải thích cặn kẽ hơn: "Sở trường của quân đội Israel suốt 4 thập niên qua không lâm vào chiến tranh thông thường như ở các nơi khác, bởi thực địa chiến trường là cuộc chiến không cân xứng với đối phương luôn thoắt ẩn thoắt hiện, không ra mặt đối đầu trực tiếp đòi hỏi phải có những loại vũ khí, khí tài phù hợp.

Các nhóm khủ‌ng b‌ố quốc tế cũng theo đuổi dạng chiến tranh tương tự, chúng thường tập kích bất thần rồi nhanh chân đào thoát khỏi hiện trường hòng tránh sự trừng phạt. vũ khí trong cuộc chiến không cân xứng cần phát huy tính năng truy lùng và tìm diệt, chứ không phải phản công ồ ạt trên mặt trận như trong chiến tranh tổng lực thông thường".

Khi trả lời câu hỏi của đạo diễn Y. Feldman về những mặt hàng xuất khẩu truyền thống của nền công nghiệp quốc phòng Israel, Giám đốc S. Heber cho biết là rất đa dạng: từ muôn vàn kiểu vũ khí dành cho bộ binh và thủy quân, đến máy quay camera, máy bay không người lái, còng tay đặc biệt... rồi kỹ thuật giám sát từ xa, xử lý dữ liệu sinh trắc học...

"Đơn cử như phi cơ không người lái hiệu Heron "Machatz-1" trị giá 10 triệu USD của Hãng IAI, công ty kỹ nghệ hàng không hàng đầu do đương kim Tổng thống Israel Simon Peres sáng lập đúng 6 thập niên trước, có khả năng hạ sát mục tiêu từ khoảng cách cực xa, là một trong những "át chủ bài" của ngành công nghiệp vũ khí Israel, luôn được khách hàng đặt mua với số lượng lớn, chủ yếu nhờ giá thành rẻ hơn rất nhiều lần so với sản phẩm cùng loại do Mỹ sản xuất - Giám đốc S. Heber cho biết - Nếu chỉ tính riêng doanh số bán ra của các loại máy bay không người lái dành cho mục đích quân sự, cũng là một trong những mặt hàng "bán chạy nhất" hiện nay, Israel chỉ chịu đứng sau Mỹ về mức danh thu hàng năm".

Theo thống kê của viện Kinh tế học Quốc phòng Israel do Giám đốc S. Heber tiết lộ, thì trong cả năm 2012, các công ty xuất khẩu vũ khí thuộc sở hữu của Nhà nước Do Thái đã bán được lượng sản phẩm trị giá tới 7,4 tỉ USD, khiến Israel lần đầu tiên vượt Cộng hòa Pháp, trở thành nước xuất khẩu đứng hàng thứ 6 trên thế giới sau Mỹ, Anh, Liên bang Nga, Trung Quốc và CHLB Đức


Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật