Chiến lược nguy hiểm nhất của Trung Quốc?

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mặc dù đây không phải là hành động gây hấn quá mới của Trung Quốc, nhưng nếu xét bối cảnh căng thẳng Đông Á leo thang và Trung – Mỹ “suýt va chạm” trên biển Đông vào tháng 12 vừa qua, thì ẩn sau nó là một chiến lược hiện thực hóa yêu sách chủ quyền được tính toán cẩn thận.
Chiến lược nguy hiểm nhất của Trung Quốc?
Ảnh minh họa

Thứ nhất, đây là bước đi kiểm soát pháp lý đầu tiên với các chế tài xử phạt cụ thể trên toàn khu vực biển Đông,....

Vào 9.1.2014, trang tin Bloomberg Businessweek đưa tin Đài Loan đã tuyên bố phản đối Lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông của Trung Quốc và kêu gọi giảm thiểu căng thẳng leo thang trong khu vực.

Theo Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc được chính quyền tỉnh Hải Nam ban hành vào 29.11.2013 và có hiệu lực từ 1.1.2014 thì tàu cá nước ngoài phải xin phép trước khi đánh bắt hay dò tìm tại biển Đông. Những tàu vi phạm các quy định đánh bắt cá sẽ bị buộc phải rời khỏi khu vực, số cá đánh bắt sẽ bị tịch thu và phải đối mặt với khoản tiền phạt lên đến 82.600 USD. Trong một số trường hợp, tàu đánh cá nước ngoài còn có thể bị tịch thu và thủy thủ đoàn bị truy tố theo luật pháp Trung Quốc.

Qui định này được tỉnh Hải Nam công bố ngày 3.12.2013 trên phương tiện truyền thông nhà nước như một phần của chính sách thực thi Luật thủy sản của Trung Quốc.

Mặc dù đây không phải là hành động gây hấn quá mới lạ của Trung Quốc, nhưng nếu xét bối cảnh căng thẳng Đông Á leo thang và Trung – Mỹ “suýt va chạm” trên biển Đông vào tháng 12 vừa qua, thì ẩn sau nó là một chiến lược hiện thực hóa yêu sách chủ quyền được tính toán cẩn thận.

Thứ nhất, đây là bước đi kiểm soát pháp lý đầu tiên với các chế tài xử phạt cụ thể trên toàn khu vực biển Đông, nhằm đẩy các hành động xác quyết chủ quyền lên một mức độ cao hơn.

Bởi lẽ các tuyên bố đơn phương của Trung Quốc về việc yêu cầu khai báo hay các lệnh cấm đánh bắt trước đây đều không có một quy chế pháp lý và chế tài xử phạt rõ ràng.

Chính vì vậy, trong nỗ lực để thực thi qui định mới này, vào 1.1.2014, chính quyền "thành phố Tam Sa" bất hợp pháp mà Bắc Kinh dựng lên để quản lý Biển Đông, đã tổ chức một cuộc diễn tập với 14 tàu và 190 nhân viên từ các lực lượng chức năng trên biển với mục tiêu đầy vô lý là ngăn chặn "vi phạm tràn lan của các tàu cá nước ngoài."

Và vào ngày 3.1.2014, tàu hải giám Trung Quốc đã tấn công một thuyền đánh cá Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, chỉ 2 ngày sau khi quy định mới của tỉnh Hải Nam đơn phương có hiệu lực. Phía Trung Quốc đã sử dụng dùi cui để cưỡng chế các ngư dân và tịch thu 5 tấn cá cùng với các ngư cụ. Mặc dù các quy định đơn phương của Trung Quốc không hề được bất cứ quốc gia nào chấp nhận.

Cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ John Tkacik - một chuyên gia về Trung Quốc đánh giá: “Đây thực sự là một quyết định hệ trọng, nhưng không bất ngờ”. Theo ông, qui định đánh bắt cá mới của tỉnh Hải Nam dường như là một phần chính sách của Trung Quốc để dần dần thắt chặt kiểm soát trong khu vực.

Thứ hai, lệnh cấm đơn phương này sẽ khiến cộng đồng quốc tế “quen” dần với các hành động khiêu khích của Trung Quốc. Để khi các quốc gia liên quan lơ là và không phản đối kịp thời, Trung Quốc sẽ lấy cớ để tiến hành chiếm đoạt chủ quyền.

Hành động này tương tự với việc Trung Quốc áp đặt “Vùng nhận dạng phòng không” (ADIZ) tại Hoa Đông bao trùm lên các khu vực tranh chấp vào tháng 11.2013 và yêu cầu tất cả máy bay qua khu vực đều phải khai báo hoặc sẽ bị tấn công để đảm bảo an ninh quốc gia. Mặc dù tuyên bố cứng rắn, nhưng Trung Quốc không hề đưa ra bất cứ hành động quân sự nào như đã cảnh báo mà chỉ “làm lơ” khi Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (những mục tiêu của ADIZ này) cho máy bay quân sự bay qua khu vực.

Tuy nhiên, những gì đã xảy đến với bãi cạn Scarborough của Philippines lại là một ví dụ dễ thấy cho hiệu quả của chiến lược này khi Trung Quốc đã ngăn cản các  tàu Philippines tới gần bãi cạn từ tháng 4.2012 và chiếm giữ tới tận hiện nay.

Thứ ba, Trung Quốc thường xuyên duy trì tranh chấp tại biển Đông và Hoa Đông xen kẽ, để luôn có thể gậm nhấm chủ quyền từ từ trong khi giảm thiểu khả năng gây ra xung đột.

Từ 2009 đến nay, rất hiếm khi nào Trung Quốc cùng lúc gây hấn ở cả Hoa Đông và biển Đông. Nửa đầu 2013 là các hành động thô bạo tại biển Đông với việc Trung Quốc 2 lần tấn công tàu cá Việt Nam, chuyển cọc xây dựng tới Scarborough,…. Nhưng nửa sau 2013 lại là lúc căng thẳng biển Đông lắng dịu và căng thẳng Đông Á leo thang cực điểm với biểu tình ở cả Trung Quốc và Nhật Bản, cùng với “chạm mặt” thường xuyên trên biển và trên không giữa hai cường quốc.

Với lệnh cấm mới này, cùng với kế hoạch tập trận của tàu sân bay Liêu Ninh vào 2014 và tai nạn “suýt va chạm của tàu chiến Trung – Mỹ tại biển Đông, rất nhiều khả năng là sau khi sau vòng Đông Á, Trung Quốc đang chuẩn bị kĩ càng cho chiến lược quay lại gây hấn tại biển Đông.

Thứ tư, tiếp tục củng cố quyền lưc của Tập Cận Bình trong giai đoạn cải cách và các bất ổn nội bộ khó khăn với biểu tình và bạo động liên tục xảy ra thời gian qua.

Đây vốn là nguyên nhân quá quen thuộc với Trung Quốc, kẻ đã liên tục gân hấn tại Đông Á suốt từ 2009 để kích động “chủ nghĩa dân tộc”, củng cố quyền lực lãnh đạo và đánh lạc hướng các bất ổn nội tại.

Cần lưu ý thêm là chiến lược hiện thực hóa yêu sách chủ quyền của Trung Quốc theo hai hướng (1) xác quyết chủ quyền trên thực địa với các hành động quân sự hóa và duy trì hiện diện kinh tế; (2) “kiến tạo” chủ quyền pháp lý bằng việc diễn giải sai lệch UNCLOS và sử dụng các biện pháp hành chính như đưa đường lưỡi bò vào hộ chiếu, cấm đánh bắt cá trên biển Đông…. vẫn đang phát huy tác dụng dù đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của các quốc gia trong khu vực, gây ảnh hưởng đến giao thương và tự do hàng hải, cũng như đụng chạm lợi ích của các cường quốc khác.

Hiện tàu cá Đài Loan vẫn đang lưu thông bình thường trong khu vực và Philippines thì đang liên hệ phía Trung Quốc để xác định cụ thể thông tin. Tuy nhiên, đã đến lúc chúng ta tạm bỏ qua khoảng lặng vài tháng vừa rồi để tiếp tục theo dõi bước đi của “gã khổng lồ xấu tính”. Bất cứ hành động chậm trễ và sai sót nào cũng đều dẫn đến thiệt hại khủng khiếp cho quốc gia.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật