Lớp 4 viết thư tình, nhắn tin “âu yếm” với bạn trai…

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Học sinh tiểu học hiện nay biết bày tỏ tình cảm, tình yêu nam nữ đã khiến các bậc phụ huynh choáng, thầy cô lúng túng. Tuy nhiên các chuyên gia tâm lý khuyên phụ huynh nên bình tĩnh và hướng các con vào những việc học, vui chơi với đặc điểm sin‌ּh l‌ּý lứa tuổi là hoàn toàn có thể.
Lớp 4 viết thư tình, nhắn tin “âu yếm” với bạn trai…
Ảnh minh họa

Tá hỏa khi đọc trộm nhật ký con gái

Chị Trần Ngọc Mỹ Xuân, ngụ phường 12 quận Phú Nhuận don dẹp căn phòng riêng của con gái đang học lớp 4 rất đỗi ngạc nhiên khi liếc nhìn thấy những dòng chữ của con gái mình viết trong những ký cá nhân.

Chị Xuân bối rối không biết ứng xử thế nào, chị nói: Mấy trang đầu cháu viết rất tự nhiên về tình cảm gia đình, đọc thấy dễ thương. Khi đọc những trang tiếp theo chị giật bắn người khi con gái vừa bước sang tuổi lên 10 tâm sự thích bạn trai lớp phó học tập.

“Cháu diễn tả cảm xúc của mình biết buồn khi thấy bạn trai học cùng lớp vắng học, cháu cảm thấy vui khi được bạn ấy bẹo má. Cháu còn vẽ hình minh họa, cháu vẽ hình trái tim biết đập thình thịch khi đứng gần bạn, biết nhớ bạn

“Tôi không nghĩ con mình lớn nhanh như vậy, cháu còn con nít lắm nhưng những dòng nhật ký khiến tôi với ba nó lo ngại. Mới 10 tuổi đầu biết yêu rồi hay sao?”-chị Xuân boăn khoăn.

Chị Xuân cho biết thêm: chị và ba cháu sẽ để ý hơn con bé, không cho cháu viết nhật ký nữa, nghiêm cấm cháu suy nghĩ những tình cảm vu vơ.

HS tiểu học bày tỏ tình cảm theo rất bình thường theo tâm lý lứa tuổi. Ảnh minh họa
Chị lo lắng không biết mình dạy con như vậy có đúng không nữa, chị lân la làm quen với vài phụ huynh trong trường. Mấy buổi họp phụ huynh chị tìm mẹ của đứa bạn trai mà con chị đề cập.

Chị Xuân tâm sự hết những gì chị đọc được từ nhật ký của con gái chị, mẹ bé Huy (bạn trai mà con chị để ý yêu thương) cũng khuyên chị Hạnh bình tĩnh, để chị về lân la làm quen với cháu, hỏi chuyện.

Hai bà mẹ thật sự bối rối, không biết con mình có bị dậ‌y th‌ì sớm không, lứa tuổi này biết rung động trước người bạn khác giới có phát triển đúng tâm lý lứa tuổi không…

Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, chuyên viên tư vấn tâm lý sức khỏe, học đường, cho biết: Cháu ngoại cô mới học lớp 3, nhưng luôn bị một bạn trai cùng lớp tâm sự là yêu cháu.

Giờ ra chơi, người bạn này thấy cháu cô đứng ở đâu là đi theo đó, cháu sợ quá chạy vào nhà vệ sinh, bạn này cũng chạy theo vào. Cháu về nhà kể lại cho cha, mẹ nghe. Cha mẹ cháu lo lắng, cũng không biết cách giải quyết sao đành nhờ cô giáo chủ nhiệm theo dõi, xử lý giùm.

Những trường hợp như thế này, phụ huynh cần bình tĩnh vì các cháu bây giờ dậy thì sớm và chuyển biến tâm sin‌ּh l‌ּý sớm và rất bình thường. Cha mẹ cần bình tĩnh, gần gũi trò chuyện khéo léo với các cháu, không nên áp đặt, cấm đoán gây tác dụng ngược

Giáo viên cũng rối

Chị Xuân cho biết: Khi gia đình không biết xử trí tình huống như thế nào, tịch thu nhật ký của cháu, cháu khóc và cho rằng ba mẹ đọc nhật ký của con là xâm phạm đời tư (?) chị lại một lần nữa…ngã ngửa với suy nghĩ của đứa bé 10 tuổi.

Cả ngày bé lầm lũi đóng kín cửa phòng, mặt buồn rười rượi. Từ đó, chị tịch thu luôn cả điện thoại di động của bé và những tin nhắn trong điện thoại chị không tin vào mắt mình, các cháu cứ nhắn tin xưng hô là “ông xã”, “bà xã”…

Học trò tiểu học rất trong sáng và đáng yêu. (Ảnh mang tính minh họa)

Cháu từng là học sinh giỏi sau một học kỳ cháu chỉ là học sinh tiên tiến. Chị nghĩ rằng đây là nguyên nhân gây sự sa sút trong chuyện học của cháu.

Về phía cô giáo thì hứa với gia đình chị sẽ giúp gia đình kiểm soát chặt cháu hơn, hướng cháu vào những hoạt động vui chơi khác, tránh đề các cháu gần nhau, biểu hiện những cử chỉ của người lớn như hôn trộm, bẹo má…

Thầy Lương Phú Long, giáo viên lớp 4 trường tiểu học Bình Hưng Hòa 1 quận Bình Tân, cho biết: Lứa tuổi này mà biết bày tỏ cảm xúc riêng tư, biết yêu thì giáo viên cũng rất lúng túng, không đủ kiến thức để “uốn nắn” các em. Có chăng là thầy cô giáo dùng tình cảm nhẹ nhàng, phối hợp với gia đình khuyên nhủ, chỉ dừng ở mức độ ấy.

Một cô giáo trường tiểu học quốc tế Việt-Úc cho biết: Quan sát tinh tế sẽ thấy các cháu lớp 4-5 bây giờ lớn lắm, có cháu đã ở giai đoạn dậ‌y th‌ì, tiền dậ‌y th‌ì mà phụ huynh cứ nghĩ các cháu là con nít, khiến cho phụ huynh và giáo viên “chệch” hướng trong việc theo dõi, giáo dục  các cháu về phát triển tâm, sin‌ּh l‌ּý. Nhà trường và phụ huynh nên có những buổi hợp bàn sâu về vấn đề này.

Điều kiện xã hội có thể làm thay đổi cách chơi của trẻ

Theo tôi, hiện tượng mà chúng ta gọi là “trẻ yêu sớm” là một kiểu đi hơi xa trong cách mà trẻ chơi, nhất là trò chơi đóng vai mà trẻ nhỏ rất hay chơi.

Từ tuổi lên 3, trẻ đã bắt đầu ý thức về giới tính của mình với những nét phân biệt đơn giản nhất như cách mặc quần áo, kiểu tóc, những loại đồ chơi hay chọn để chơi. Sự ý thức này ngày càng gia tăng khi trẻ đi học, tiếp xúc với nhiều bạn bè.

Hơn nữa, từ tuổi mẫu giáo, trẻ đã có hứng thú với trò chơi đóng vai như cô giáo – học trò, bác sĩ – bệnh nhân, cô dâu – chú rể, chơi bán đồ hàng, chơi nhà chòi,… Trò chơi đóng vai, trong tâm lý học, được xem là hoạt động chủ đạo cần thiết cho sự phát triển tâm lý của trẻ ở lứa tuổi này.

Lên đến tiểu học, bên cạnh hoạt động học tập, trẻ vẫn tiếp tục học cách giao tiếp xã hội qua các trò chơi, đặc biệt là chơi đóng vai. Qua trò chơi này, trẻ học cách nhận biết bản thân và tạo lập mối quan hệ.

Tuy nhiên, điều kiện xã hội hiện nay làm cho trẻ có thể thường xuyên tiếp xúc với phương tiện truyền thông từ khi rất nhỏ tuổi. Mặt tiêu cực của việc này là có nhiều thông tin không phù hợp đến với trẻ, trong khi trẻ chưa thể có khả năng chọn lọc.

Cũng rất dễ để nhận thấy tình trạng những thông tin về giới tính, tính dục luôn có sẵn trên các phương tiện truyền thông, giải trí như web, truyền hình, tạp chí, truyện tranh, phim ảnh, các đoạn quảng cáo sản phẩm,… Một khi đã tiếp xúc và ghi nhận những hình ảnh ấy và rất dễ bắt chước và “áp dụng” vào “kiểu chơi” trong trò chơi vốn rất vô tư của trẻ.

Sự hướng dẫn của cha mẹ, thầy cô trong học tập và vui chơi của trẻ là luôn cần thiết. Ngăn cấm và la mắng là cách dễ làm cho trẻ tò mò hơn. Khéo léo kiểm soát những nội dung giải trí của trẻ để hướng dẫn cho trẻ “chơi” đúng ở lứa tuổi này có thể là cách tốt để trẻ học đúng những điều có ích và phù hợp cho sự phát triển của lứa tuổi.

Đoàn Bắc Việt Trân (chuyên viên tư vấn tâm lý)

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật