Chọn nghề giống như việc lập gia đình… hiểu nhau rõ sẽ hạnh phúc!

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 4.1, tại Trường THPT Võ Thị Sáu (Bình Thạnh, TP.HCM) diễn ra buổi khai mạc chuỗi chương trình Hướng nghiệp tuyển sinh 2014 với chủ đề “Đúng ngành nghề - Sáng tương lai”.
Chọn nghề giống như việc lập gia đình… hiểu nhau rõ sẽ hạnh phúc!
Đông đảo học sinh tìm hiều thông tin tuyển sinh của các trường trong buổi tư vấn.

Đây là chuỗi chương trình tư vấn tuyển sinh, trao học bổng cho học sinh thi ĐH có hoàn cảnh khó khăn do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp với Sở GD-ĐT TP.HCM và trường THPT trên địa bàn TP.HCM tổ chức.

Nằm trong chương trình, dự kiến sẽ có khoảng 60 buổi tư vấn tuyển sinh trực tiếp tại các trường THPT với sự tham gia của khoảng 110.000 học sinh. Ngoài ra ban tổ chức cũng sẽ sắp xếp thêm các chương trình giao lưu với doanh nghiệp, doanh nhân thành đạt trong từng lĩnh vực kinh tế-xã hội, đời sống được học sinh quan tâm.

Ngay trong buổi khai mạc đầu tiên, gần 20 chuyên gia, nhà tư vấn tuyển sinh, lãnh đạo các trường, ngành giáo dục đã tham gia chia sẽ cùng với học sinh.

Giải đáp thắc mắc của nhóm học sinh lớp 12A1 trường THPT Võ Thị Sáu về việc đang gặp khó khăn không biết lựa chọn nghề gì cho thỏa sở thích cá nhân và phù hợp với mong muốn của gia đình, dù biết mình có khiếu về nghệ thuật và gia đình thì muốn mình theo đuổi nhóm ngành kinh tế hoặc kỹ thuật, PGS.TS Huỳnh Văn Sơn, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã ví von: “Việc chọn ngành, nghề cũng giống như việc lập gia đình, chọn vợ, chọn chồng vậy. Chúng ta càng hiểu nhau, dễ thông cảm cho nhau những lúc gặp khó khăn, chắc chắn sẽ đem lại hạnh phúc vững bền hơn việc hiểu nhau mù mờ, thiếu định hướng”.

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn chia sẻ thêm, thời điểm này là lúc những học sinh sắp bước vào kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2014 cần cân nhắc thật kỹ trước khi đặt bút điền vào hồ sơ đăng ký dự thi. Chỉ cần mơ hồ, chọn thiếu suy tính đúng đắn, sẽ rất dễ dẫn đến việc hoang phí thời gian tiền bạc cho những kỳ thi tiếp theo hoặc lệch lạc định hướng tương lai.

Batender trường Trung cấp Khôi Việt thú hút sự chú ý đông đảo của học sinh.

Vì thế sự phù hợp trong việc chọn nghề không chỉ là thấy tương thích giữa điểm số, thành tích học tập trên lớp với năng khiếu tự cảm nhận là chọn ngay, mà cần có cả sự cân nhắc năng lực tài chính gia đình, sự am hiểu lĩnh vực, ngành nghề sẽ chọn nữa.

“Đừng ngại bỏ thời gian để lên mạng, tìm gặp những người từng làm trong nghề mình sẽ chọn để tìm hiểu. Kiến thức đời sống về những khó khăn, thách thức trong ngành bạn muốn theo đuổi là điều vô cùng quan trọng để giúp bạn quyết định có nên hay không nên lao vào, theo đuổi đến cùng một ngành mà bạn sẽ phải gắn bó có thể là cả đời” – PGS.TS Huỳnh Văn Sơn nói.

Chung quan điểm, TS Nguyễn Đức Nghĩa, PGĐ ĐHQG TP.HCM, mỗi kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ đến chung ta lại thấy không ít học sinh phải “sụt sùi” vì không thể vào được ĐH, CĐ dù cho thi điểm rất cao.

Điều này nhắc nhở các em phải thật sự cận trọng, kỹ lưỡng khi đăng ký chọn ngành, nghề. Nhiều em học giỏi nhưng mơ hồ sẽ chẳng thể nào theo đuổi, phát tiển với ngành nghề yêu thích. Ví như một học sinh mất đến 3 năm để thi được vào trường y nhưng khi học xong sẽ chẳng thể làm được nếu trong mình cảm thấy e dè, sợ sệt với cây kim, cái dao mổ hay những ca phẫu thuật đòi hỏi trí não hoạt động đằng đẵng suốt nhiều giờ liền…

Đồng tình với những quan điểm này, ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên hướng nghiệp tuyển sinh Bộ GD-ĐT khẳng định, để thành công trong định hướng tương lai, sự nghiệp cái cần của những học sinh trên ghế nhà trường là đồng hành cùng kiến thức giáo khoa cần có kiến thức xã hội. Và kiến thức ngành nghề là cái không thể thiếu nếu muốn dấn thân vào đó. Và trước mắt, thời điểm chọn nghề qua kỳ tuyển sinh 2014 đã cận kề, thách thức các em có đủ tự tin để chọn đúng, trinh phục nó.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật