Hải chiến Hoàng Sa: Tổng thống Thiệu ra lệnh “không nổ súng“

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 19.1.1974, Trung Quốc đã bất ngờ sử dụng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. 40 năm trôi qua, song ký ức về trận hải chiến ấy vẫn còn hằn sâu trong tâm trí của những người Việt trực tiếp tham chiến.
Hải chiến Hoàng Sa: Tổng thống Thiệu ra lệnh “không nổ súng“
Ảnh minh họa
Vào thời điểm xảy ra trận hải chiến, Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại là Tư lệnh Hải quân vùng I Duyên hải có nhiệm vụ bảo vệ quần đảo Hoàng Sa. Thời điểm trước và trong khi xảy ra vụ xâm chiếm đảo, Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại đã ra lệnh "khai hỏa" như thế nào? Chúng tôi xin lược trích lại lời kể của vị tướng này.
Tổng thống Thiệu ra lệnh không được nổ súng
Đêm 16.1.1974, tôi được báo cáo có nhiều ngư thuyền lạ và có dấu hiệu của một vài hoạt động bất hợp pháp trên đảo. Lúc đó tôi đang dùng cơm với Tổng thống Thiệu và một số tướng lĩnh ở Mỹ Khê, Đà Nẵng.

Bản đồ mô phỏng trận chiến Hoàng Sa năm 1974
Sau khi có thông tin, tôi đã trình cho Tư lệnh Quân khu I, tức là Trung tướng Ngô Quang Trưởng, người cũng có mặt tại bữa cơm đó. Trung tướng Trưởng yêu cầu tôi tới trình ngay với Tổng thống Thiệu.
Tổng Thống Thiệu ra lệnh tôi, sáng ngày mai, tức ngày 7.1.1974 đến Bộ tư lệnh Hải quân vùng I Duyên hải để thuyết trình rồi Tổng thống sẽ cho chỉ thị.
Sáng hôm sau, trong vòng 45 phút, trước khi quyết định, Tổng thống có hỏi tôi rất nhiều câu và bàn với các vị tướng lĩnh có mặt lúc đó trước khi lấy giấy mực ra viết thủ bút cho tôi thi hành.

Tuy nhiên, quyết định của Tổng thống lúc đó không cho nổ súng tấn công, tiêu diệt hạm đội của Trung Quốc mà là mời các ngư thuyền cũng như chiến hạm ra khỏi lãnh hải của chúng ta. Ông Thiệu chỉ thị, làm thế nào để chứng minh cái chủ quyền quốc gia của chúng ta trên các hải đảo bằng pháp ôn hòa. Nếu họ không tuân lệnh thì mới dùng vũ lực để mời họ ra.

Số phương tiện tham gia và thiệt hại phía Việt Nam Cộng Hòa

Trước khi cho nổ súng chúng tôi cũng đã cho chiến hạm đuổi họ ra, nhưng sự khiêu khích của họ càng ngày càng nhiều hơn, cho nên Cựu Đại Tá Hà Văn Ngạc có bàn với tôi là phải đi tới quyết định “ khai hỏa”.

Số phương tiện tham gia và thiệt hại của Trung Quốc

Ngày 18.1, tôi  ra lệnh bằng giấy trắng mực đen cho Đại Tá Hà Văn Ngạc có thể thi hành nhiệm vụ có giấy tờ, nhưng đó không phải là cuộc hành quân mà chỉ là việc làm rất là thường xuyên.
Trước khi khai hỏa , Cựu Đại tá Hà Văn Ngạc cũng đã trình cho tôi rất chi tiết mọi hành động, mọi sự di chuyển của chiến hạm Trung Quốc cũng như của các ngư thuyền cùng mọi chuyện xảy ra trên đảo.
Tôi đã ra lệnh mỗi chiến hạm cho một toán đổ bộ lên đảo để thám sát, cho nên chúng tôi nắm rất vững tình hình.
Trước khi khai hỏa thì Đại Tá Ngạc có nói với tôi rằng, sự khiêu khích đã đến cái độ thế nào rồi cũng phải nổ súng.
Nếu để Trung Quốc nổ súng trước thì bên chúng ta sẽ bị thiệt hại nặng nề vì chiến hạm của họ rất tối tân, trong lúc chiến hạm của chúng ta to và chậm, lúc đó sẽ không xoay xở kịp.
Đại Tá Ngạc có bàn với tôi và tôi đồng ý là khi tình hình không thể nào làm khác được thì chúng ta phải nổ súng trước, và chúng ta nổ súng đồng loạt thì địch phải phân tán hải pháo của họ ra.
Buộc phải nổ súng bảo vệ chủ quyền
Không kể những ngư thuyền có trang bị vũ khí, lúc đầu họ có hai chiến hạm lớn, sau có tăng viện thêm hai chiếc là bốn, cho thấy rõ ràng là họ còn một lực lượng trừ bị, sẳn sàng tăng cường chỉ trong vài giờ .
Về phía Việt Nam thì có hai chiến hạm và mất cả ngày mới có thêm hai chiến hạm nữa là bốn chiến hạm. Khi giao chiến thì mỗi bên có bốn chiến hạm.

Bia chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa

Buổi chiều 18. 1. 1974. khi bên Hải quân Việt Nam Cộng hòa (HQVNCH) ra dấu hiệu để yêu cầu tàu Trung Quốc ra khỏi lãnh hải, tuy nhiên họ không chấp hành mà còn có hành động gây hấn như dọa nạt, chỉa súng vô các chiến hạm  và chạy rất gần.
Lúc đầu chúng tôi làm theo chỉ thị , nghĩa là ôn hòa mời họ đi ra, nhưng họ nhất dịnh không chịu ra.
Cho đến sáng ngày 19.1.1974 tình hình rất căn thẳng, không thể kéo dài hơn được nữa thì trên soái hạm Đại Tá Ngạc ra lệnh khai hỏa và chiến hạm Trung Quốc phản pháo, bắn trả lại.
Sau đó chiến hạm Trung Quốc thấy Nhật Tảo nhỏ nhất và chạy chậm nhất  do hư một máy nên họ đã dồn hải pháo vào chiếc Nhật Tảo, chiếc này chìm trong thời gian rất ngắn. Hạm trường là Thiếu Tá Ngụy Văn Thà đã ra đi theo chiến hạm.
Đại tá Ngạc có đề nghị rằng “Tới lúc nào đó thì phải nổ súng, vì họ không chịu ra, mình phải dùng võ lực theo chỉ thị ”.
Tôi có nói với Đại Tá Ngạc: "Khi nào ông sẵn sàng thì khai hỏa”.
Lúc các chiến hạm ở trong vị thế không thuận lợi thì Đại Tá Ngạc cho khai hỏa. Khi nổ súng thì tôi có nghe trong máy truyền tin, lúc đó khoảng 10 giờ sáng ngày 19 .1.1974.
Người Mỹ đã đứng ngoài nhìn
Trong cương vị của cấp chỉ huy tôi đã biết và tôi phải biết là Hoa Kỳ  sẽ không tham dự cuộc chiến dù nguy kịch đến đâu.
Đó là điều tôi đã biết trước, tuy nhiên tôi cũng có điện thoại về Bộ Tư Lệnh Hải Quân, để hỏi vị trí của Đệ Thất Hạm Đội của Hoa Kỳ thì được biết là lúc đó họ đang hoạt động trên  biển Đông.
Bộ Tư Lệnh cho biết Đệ Thất Hạm Đội có mặt tại đó.
Tôi không hy vọng họ tham gia, nhưng tôi cần họ cứu vớt người trên biển. Khi sự việc xảy ra rồi, không có chiến hạm nào của Mỹ đến cứu vớt.
Sau nửa tiếng đồng hồ giao tranh thì hai bên đều rút lui vì cả hai bên đều thiệt hại nặng.
Bên HQVNCH chiếc Nhật Tảo bị chìm, tử thương 58 người (đa số thuộc chiến hạm Nhật Tảo và số còn lại thì gồm có hai người nhái trên đảo).
Mỗi chiến hạm có một số bị tử thương.
Phía Trung Quốc cũng bị thiệt hại nặng nề, một chiếc bị chìm, về nhân mạng có một số sĩ quan cao cấp bị tử thương , thành ra không thể nói bên nào chiến thắng hay chiến bại .
Tuy nhiên, tôi được tin từ Cố Vấn Hoa Kỳ cho biết một lực lượng hùng hậu gồm 17 chiến hạm khác từ Hải Nam đang hướng về hướng Hoàng Sa, trong đó có 13 chiến hạm với bốn chiếc tiềm thủy đỉnh loại tàu ngầm.
Với một lực lượng như vậy, tôi biết mình không thể nào đối đầu được.
Bên HQVNCH có tăng cường thêm hai chiếc nữa tức là sáu chiếc, nhưng khi hai chiếc sau đang trên đường tới thì Cố Vấn Hoa Kỳ cho biết, nếu thêm hai chiến hạm VN tham chiến thì sẽ có phi cơ phản lực của địch từ đảo Hải Nam đến dội bom.

Tôi nghĩ, nếu bên Trung Quốc dùng phi cơ phản lực để dội bom, thì các chiến hạm VN sẽ bị lâm nguy, nên tôi cho các hạm đội trở về.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật