Thái Lan sẽ đề nghị quân đội hỗ trợ an ninh bầu cử

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 27/12, Phó Thủ tướng Thái Lan Surapong Tovichakchaikul cho biết chính phủ nước này sẽ đề nghị quân đội hỗ trợ đảm bảo an ninh cho cuộc bầu cử vào tháng 2/2014, sau khi xảy ra các cuộc xung đột B.L vừa qua giữa cảnh sát và người biểu tình đối lập làm 2 người thiệt mạng và hơn 150 người bị thương.
Thái Lan sẽ đề nghị quân đội hỗ trợ an ninh bầu cử
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra (giữa) trước cuộc họp tại tòa nhà triển lãm quốc tế ở Chinag Mai ngày 27/12. Ảnh: AFP/ TTXVN

Phát biểu trên đài truyền hình quốc gia, ông Surapong cho biết ông cũng sẽ đề nghị Tư lệnh Tối cao các lực lượng vũ trang giúp bảo đảm an ninh trong thời gian đăng ký tranh cử đợt hai, dự kiến bắt đầu vào ngày 28/12 tới. 

Trước đó, ngày 26/12, chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã bác bỏ đề xuất của Ủy ban bầu cử về việc hoãn bầu cử sau khi một cảnh sát bị bắn chết trong cuộc bạo động cùng ngày ở thủ đô Bangkok.    

Cùng ngày 27/12, Tư lệnh Lục quân Thái Lan, Tướng Prayuth Chan-ocha hối thúc hai bên tranh cãi chính trị ở nước này kiềm chế, song không loại trừ một cách dứt khoát khả năng quân đội can thiệp.     

Phát biểu với báo giới, Tướng Prayuth nêu rõ quân đội đã thể hiện "bật đè‌n đ‌ỏ đối với cả hai bên, vì vậy tình hình sẽ dịu đi". Tuy nhiên, trả lời câu hỏi của các phóng viên về khả năng quân đội can thiệp, ông Prayuth nói: "Cánh cửa đó không mở nhưng cũng khôngđóng".     

Trong 2 tháng qua Thái Lan chứng kiến làn sóng biểu tình rầm rộ nhất kể từ các cuộc biểu tình năm 2010 dẫn tới đụng độ làm hơn 90 người thiệt mạng. Những người biểu tình đòi thành lập một "hội đồng nhân dân" giám sát các kế hoạch cải cách trong thời gian từ 1 năm đến 18 tháng trước khi tiến hành các cuộc bầu cử mới. 

Trong khi đó, Thủ tướng Yingluck đề xuất thành lập Hội đồng cải cách quốc gia, gồm 499 thành viên do một ủy ban độc lập lựa chọn trong số 2.000 đại biểu nhân dân ở mọi tầng lớp, để tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng.      

Người biểu tình đã cản trở hoạt động đăng ký tranh cử của các ứng cử viên, trong khi thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban cảnh báo sẽ phong tỏa các ngả đường trong ngày bầu cử. Cảnh sát đã sử dụng hơ‌i ca‌y và đạn cao su để trấn áp người biểu tình. Cho đến nay, quân đội tránh mọi sự can thiệp và giữ quan điểm trung lập. Chỉ một số ít binh sĩ được điều tới bảo vệ khu văn phòng chính phủ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật