Cơ chế cho vay nông nghiệp, nông thôn còn quá đặc thù

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thắc mắc nhiều nhất của nông dân trong thời gian qua là ngân hàng cho vay 50 triệu đồng nhưng vẫn giữ sổ đỏ.
Cơ chế cho vay nông nghiệp, nông thôn còn quá đặc thù
Ảnh minh họa

Với việc nới điều kiện vay vốn, Nghị định 41/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đã góp phần khơi thông nguồn vốn vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, sau 3 năm thực thi, Nghị định đã bộc lộ nhiều điểm chưa phù hợp với thực tế.

Một trong những điểm quan trọng của Nghị định 41/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn là đã giải tỏa, tạo điều kiện cho nông dân nâng mức vay không tài sản bảo đảm từ 10 triệu lên 50 triệu đồng, đối với trang trại là 50 triệu lên 200 triệu đồng, hợp tác xã là từ 100 triệu lên 500 triệu đồng, giải quyết lượng vốn lớn, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận vốn tín dụng. Sau 3 năm thực hiện Nghị định 41, tín dụng cho lĩnh vực này tăng mạnh, từ 292.000 lên 622.000 tỷ đồng, tăng 2,1 lần.

Tuy nhiên, cùng với những hiệu ứng tích cực, Nghị định 41 bắt đầu bộc lộ những điểm chưa phù hợp với thực tế.

Ví dụ, theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ, đối tượng thụ hưởng chính sách tín dụng NNNT phải là tổ chức, cá nhân cư trú và có cơ sở, dự án sản xuất kinh doanh tại nông thôn.

Quy định này làm cho các cơ sở sản xuất nông nghiệp ở vùng ven đô thị và nông, ngư dân cư trú tại các phường, thị trấn không tiếp cận được chính sách, mặc dù đôi khi họ canh tác trên các thửa đất liền kề nhau; hoặc đánh bắt trên cùng ngư trường với nông, ngư dân đang thụ hưởng chính sách. Do đó, nhiều địa phương đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định theo hướng mở rộng đối tượng áp dụng đến tất cả nông, ngư, diêm dân, không phân biệt nơi cư trú, nơi sản xuất và bổ sung biện pháp xử lý trong trường hợp người vay gặp rủi ro thị trường. Chính phủ cần xem xét có phương án hỗ trợ cho khách hàng vay vốn thuộc đối tượng Nghị định 41 khi gặp khó khăn do yếu tố khách quan, thiên tai dịch bệnh... không phải trên diện rộng. Đồng thời, có chính sách và quỹ phòng ngừa rủi ro để hỗ trợ nông dân trong sản xuất nông nghiệp khi họ gặp rủi ro bất khả kháng để ổn định tài chính, tái sản xuất của hộ gia đình được bền vững.

Thắc mắc nhiều nhất của nông dân trong thời gian qua là ngân hàng cho vay 50 triệu đồng nhưng vẫn giữ sổ đỏ. Theo Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh Hậu giang hồ La Thành, nông dân có sổ đỏ thì nên thế chấp sổ đỏ để nâng cao trách nhiệm trả nợ của người vay. Tuy nhiên, ông cho biết, việc giữ sổ đỏ cũng gây ra khó khăn cho ngân hàng. Ví dụ, người vay sau khi gửi sổ đỏ tại ngân hàng có thể sẽ cố tình báo mất sổ. Sau đó làm lại sổ mới đem đi thế chấp sổ mới ở một ngân hàng khác. Ngoài ra, việc giữ sổ đỏ chỉ qua biên bản làm việc giữa 2 bên sẽ gây ra những tranh cãi khi có sự cố mất mát, cháy nổ xảy ra... “NHNN nên có giải pháp cụ thể về vấn đề này”, ông Thành kiến nghị.

Nhiều tổ chức tín dụng mong muốn NHNN bổ sung các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro đối với cho vay nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể, nên thực hiện phân loại nợ đối với khoản vay được áp dụng phương thức cho vay lưu vụ là được giữ nguyên nhóm nợ tại thời điểm thực hiện cho vay lưu vụ, phù hợp tính chất nợ và đặc thù khách hàng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Trong trường hợp khách hàng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh phát sinh trên diện rộng mà không cơ cấu lại nợ, tổ chức tín dụng xem xét phân loại nợ bình thường nhưng không tính nợ xấu và trích lập theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng đối với dư nợ bị thiệt hại. Nếu dư nợ bị thiệt hại do thiên tai dịch bệnh trên diện rộng được xử lý rủi ro bằng nguồn của Chính phủ, thì dư nợ cho vay mới được phân loại nợ bình thường không phụ thuộc vào khoản nợ đã xử lý rủi ro.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật