“chu‌yện ấ‌y” khi mang bầu

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Khi bạn có baby, “chu‌yện ấ‌y” cũng thay đổi. Rất khó để lý giải tại sao, nhưng sự thay đổi về nhu cầu quan hệ vợ chồng xuất phát từ nhiều cảm giác khác nhau, thái độ, mong muốn, hiểu biết, thậm chí là về tư thế của chuyện đó.
“chu‌yện ấ‌y” khi mang bầu
Ảnh minh họa

Cảm giác về chuyện đó

 

Có thể nhận thấy rằng, khi mang bầu bạn cần sự gần gũi của chồng nhiều hơn mức bình thường. Rất nhiều phụ nữ cảm thấy c‌ơ th‌ể họ trở nên hấp dẫn hơn, có ham muốn và suy nghĩ nhiều hơn về chuyện đó.

 

Điều này xảy ra do lượng máu tăng lên đáng kể khi mang bầu để nuôi thai nhi. Bạn có thể thủ thỉ tâm sự với chồng để cả hai đều thoải mái và hiểu nhu cầu của nhau. Biết đâu, chu‌yện ấ‌y sẽ giúp các bạn lấy lại được tâm lý thăng bằng, không ai phải chịu kìm nén vì lo ảnh hưởng tới em bé.

 

Cũng có những phụ nữ khi mang thai không hề có “nhu cầu”. Đây cũng là một hiện tượng tâm lý bình thường. Những cảm giác mệt mỏi và nghén trong giai đoạn đầu thai kỳ, hay sự mặc cảm về thân hình đồ sộ, lóng ngóng khiến người vợ mất hết cả tự tin, thậm chí thất vọng.

 

Cho dù nhu cầu gần chồng của bạn thay đổi theo chiều hướng tăng hay giảm, vẫn nên nói với chồng, đừng cố gắng chịu đựng. Sự chịu đựng càng khiến bạn cảm thấy ức chế, thậm chí có thể “lây” sang cả chồng. Trung thực trong cảm nhận gối chăn sẽ giúp bạn nhận được sự động viên từ anh ấy. Biết đâu ông xã cũng có những điều muốn tâm sự với bạn.

 

An toàn là trên hết

 

Nỗi lo sợ sẽ làm thai nhi đau trong quá trình quan hệ vợ chồng khiến nhiều cặp trở nên xa cách khi người vợ mang thai. Thực ra, thai nhi được bảo vệ trong một túi màng và nước ối, bao xung quanh bởi các cơ chắc chắn của tử cung. Khi mang bầu, lối vào dạ con được “đóng lại” bởi một lớp chất nhầy ở cổ tử cung, giúp các vi khuẩn không thể thâm nhập vào trong dạ con. Bạn có thể nhận thấy thai nhi có thể cử động một chút sau khi vợ chồng quan hệ, nhưng đó là do tim bạn đập mạnh khi làm chuyện đó, chứ em bé không hề biết điều gì đang xảy ra.

 

Như vậy, bạn có thể làm chu‌yện ấ‌y bất kỳ lúc nào trong suốt chín tháng mang thai mà không hề ảnh hưởng tới thời gian sinh đẻ, với điều kiện bạn hoàn toàn không có các dấu hiệu bất thường.

 

Gần gũi vợ chồng nên tránh trong các trường hợp:

 

Nhau thai quấn quanh cổ thai nhi (thường được gọi là tràng hoa quấn cổ)

Ra máu âm đạo bất thường, không rõ nguyên nhân

Bị chuột rút nhiều

Cổ tử cung yếu

Âm đạo mở sớm.

 

Một số trường hợp, việc kiêng quan hệ vợ chồng là điều cần thiết tại một một số thời điểm nhất định. Bác sỹ có thể sẽ đưa ra lời khuyên cho bạn nên kiêng:

 

Trong 3 tháng đầu nếu có tiền sử sảy thai

Kiêng 2 hay 3 tháng cuối nếu bạn có tiền sử sinh non

Kiêng 3 tháng cuối khi bạn có chứng bệnh đa xơ cứng.

 

Tất cả thai phụ đều phải kiêng quan hệ vợ chồng sau khi nước ối vỡ hoặc chất nhầy ở cổ tử cung ra nhiều. Đó là những lớp bảo vệ cho dạ con của bạn, nếu chúng có vấn đề, em bé rất dễ bị ảnh hưởng. Đồng thời bạn nên chú ý bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong hoặc sau khi quan hệ vợ chồng, ví dụ bị đau hoặc ra máu, hãy gọi điện ngay cho bác sỹ để được tư vấn hoặc kiểm tra.

 

Những tư thế thuận lợi

(Áp dụng khi bụng bầu đã quá lớn và tư thế truyền thống không còn thích hợp).

 

- Người vợ ở bên trên: Nếu ở bên trên, bạn có thể điều khiển được sức ép của bạn lên bụng và cảm nhận được độ nông sâu của sự thâm nhập.

 

- Quay lưng về phía chồng. Tư thế này chồng bạn sẽ ôm bạn từ phía sau, giữ cho bụng bầu tránh được những tác động và giảm những “cú hích” mạnh của ông xã. Giai đoạn này thích hợp khi người vợ đã mang bầu to.

 

- Vợ quỳ bằng cách chống tay xuống, chồng quỳ đằng sau vợ. Tư thế này sẽ khiến cho cả hai cảm thấy dễ chịu hơn.

 

- Vợ nằm ngửa ở mép giường, người chồng có thể đứng dưới giường. Tư thế này giúp vợ không bị sức ép của chồng lên bụng.

 

- Chồng ngồi trên ghế, vợ ngồi trên chồng, quay mặt đối diện hoặc quay lưng lại, chân để dưới sàn nhà. Tư thế này giúp người vợ điều khiển được mức độ thâm nhập của ông xã.

 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật