Tội phạm ngày càng gia tăng tại Kuala Lumper

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dân số Malaysia tăng gấp 3 lần trong 4 thập niên qua. Thành phố Kuala Lumper trước đây thưa thớt dân cư giờ đây bùng nổ thành một đô thị với nhiều trung tâm mua sắm, khách sạn hạng sang và những khu ngoại ô náo nhiệt. Đi cùng với đô thị hóa và sự hiện đại này là điều nhiều người không ai mong muốn: tội phạm không ngừng tăng cao. Ngày nay ở Kuala Lumper, thật khó để có thể tìm thấy một ai đó mà không có một câu chuyện về trộm cắp hay cướp giật hoặc những điều tồi tệ khác.
Tội phạm ngày càng gia tăng tại Kuala Lumper
Bảo vệ tại cổng vào một khu dân cư ở Kuala Lumper.

Theo như kết quả điều tra mới đây của tờ New York Times thì Kuala Lumper, thành phố lớn nhất ở Malaysia, thành phố từng được xem là một trong những nơi an toàn nhất ở châu Á, giờ đây đang phải đối mặt với sự bùng phát nạn trộm cắp và những loại tội phạm khác.

Chong Kon Wah, một kỹ sư được đào tạo ở Anh về phải thốt lên: "Chúng tôi đề phòng thế nào cũng không đủ". Chỉ trong vòng 10 ngày trong tháng 8 vừa qua, nhà cô ở ngoại ô Kuala Lumper bị trộm ghé thăm 2 lần và bị cướp một lần trong xe hơi.

Cư dân ở các khu vực giàu có và trung lưu bắt đầu xây cổng bảo vệ khu vực họ ở, thường việc xây dựng này  chính quyền không cho phép. Nhu cầu bảo vệ cũng tăng vọt.

Theo Hiệp hội dịch vụ an ninh của Malaysia, nơi đào tạo nhân viên bảo vệ cho biết: số lượng các công ty bảo vệ an ninh được cấp phép trên cả nước tăng hơn 3 lần trong thập niên qua, từ 200 công ty lên tới 712 công ty. Tình hình an ninh báo động đến mức, tháng trước Đại sứ quán Mỹ phải đưa ra lời cảnh báo với công dân Mỹ ở đây để đề phòng tội phạm.

Lý do có thể lý giải về tình hình tội phạm tăng cao hiện vẫn đang trong vòng tranh cãi. Một số cho rằng, các chính sách dân tộc có lợi cho người Mã Lai là một phần nguyên nhân, một số người thì cho rằng lực lượng cảnh sát tham nhũng và làm việc không hiệu quả. Mặc dù nhận thức được làn sóng tội phạm này, các quan chức chính phủ vẫn cho rằng, họ đã kiểm soát được tình hình bằng cách bố trí cảnh sát trên đường phố, đặt máy quay theo dõi an ninh, lập hàng rào dọc các tuyến đường để ngăn chặn những kẻ đi môtô trộm cắp, nghiên cứu những phương pháp thiết lập chính sách ở các thành phố khác như New York, Mỹ.

Nhưng một loạt các vụ phạm tội xảy ra đối với các quan chức và thân nhân của họ trong năm nay đã khiến các cơ quan chức năng bắt đầu nhìn nhận bản chất của vấn đề. Từ tháng 8 vừa qua, cảnh sát đã bắt giữ hơn 11.000 người bị tình nghi là thành viên của các băng đảng, và mới đây Chính phủ Malaysia đã thông qua luật theo đó cho phép cảnh sát bắt giữ kẻ tình nghi mà không cần xét xử.

Để trả lời các câu hỏi của tờ New York Times, Cảnh sát Malaysia đã cho biết: Tội phạm gia tăng đột biến là tội hiế‌ּp dâ‌ּm, các vụ hiế‌ּp dâ‌ּm được báo cáo từ năm 2000 - 2012 tăng gấp đôi số vụ, lên tới 2964 vụ.

The Yin Koon, một nhà tội phạm học thuộc Đại học Quốc phòng Malaysia cho biết, có sự thừa nhận rộng rãi rằng tỉ lệ tội phạm thực sự cao hơn so với số liệu được báo cáo và vấn đề là người ta không còn hy vọng cảnh sát có thể giải quyết được tội phạm. "Có rất nhiều người không tố giác tội phạm" - bà nói - "Bởi vì họ cảm thấy rằng cảnh sát chẳng thể làm gì".

Ở một đất nước mà từ lâu tăng trưởng kinh tế dựa vào khách nước ngoài bao gồm  những nhà đầu tư và khách du lịch như Malaysia thì chính phủ cần phải nỗ lực hơn nữa để giảm thiểu tội phạm.

Theo trang web của Malaysiakini, vừa qua, Bộ trưởng Nội vụ Ahmad Zahid Hamidi nhấn mạnh cách tiếp cận cứng rắn mới của chính phủ trong một bài phát biểu thể hiện quan điểm sẽ "không thỏa hiệp" với bọn tội phạm.

Tuy nhiên, các nhóm nhân quyền cho hay họ có những thông tin đáng báo động về những nghi phạm Hình Sự bị chết trong những nơi giam giữ của cảnh sát. Những người chỉ trích chính phủ cho rằng trong khi các số liệu còn chưa rõ ràng và sự cứng rắn đột ngột từ chính phủ, bất cứ cuộc thảo luận nào về nguyên nhân tội phạm ở Malaysia đều đang bế tắc.

Họ không chỉ đổ lỗi cho lực lượng cảnh sát do tham nhũng và vô dụng mà còn do bất bình đẳng thu nhập.

Một số người đề nghị chính phủ cần sửa đổi những chính sách ưu đãi, bất khả xâm phạm cho người Mã Lai, những người được nhận học bổng, nhà giá rẻ và hợp đồng của chính phủ theo chính sách từ những năm 70 thế kỷ trước.

Ahmad Abu Hasan, một giáo sư tại Đại học Quốc phòng Malaysia cho biết: "Chính sách ưu đãi cho người Mã Lai nên được sửa đổi để giải quyết sự bất bình đẳng trong xã hội chúng tôi mà không cần xác định chủ‌ng tộ‌c". Ông nói: "Đặc biệt cần sự giúp đỡ là tộc người Ấn Độ, chiếm 7% dân số. Tôi vẫn tin rằng nghèo đói là nguyên nhân gốc rễ của điều này".

Tấm biển cảnh báo tội phạm ở Kuala Lumper.

Khi cuộc tranh luận vẫn tiếp diễn, những người Malaysia đang cố gắng tự bảo vệ mình. Ông Chong, kỹ sư, từng bị trộm cắp 2 lần, đã giúp trả tiền cho một trạm bảo vệ và 2 nhân viên bảo vệ cho khu phố của mình cách đây vài năm. Bọn trộm còn lấy cả tivi trong trạm khi cảnh sát đi tuần. "Chúng tôi nói với cảnh sát điều này là nghiêm trọng. Trộm cắp ở khắp mọi nơi" - ông nói - "chúng ta phải làm một điều gì đó".

Một nhà hàng đối diện với sân bay nội địa của Kuala Lumper vào tháng 5 vừa qua đã thuê một nhân viên bảo vệ có vũ trang nhằm ngăn chặn trộm cắp đột nhập sau khi có vài cuộc tấn công vào một số nhà hàng trong khu vực. "Nhiều người nghĩ rằng đó là một mánh lới để quảng cáo", Terence Wong, quản lý của nhà hàng cho biết: "Thật quá đắt để có mánh lới quảng cáo như thế", và khách hàng của tôi nói rằng họ cảm thấy an toàn hơn”.

Xem ra, tình hình an ninh trật tự ở Malaysia có thể sẽ còn phức tạp trong thời gian dài

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật