Chiến tranh trong tương lai không có máy bay ném bom hạng nặng tham chiến

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Lãnh đạo Không quân Mỹ cho rằng, rất có thể B-2 sẽ là thế hệ máy bay ném bom chiến lược có người lái cuối cùng.
Chiến tranh trong tương lai không có máy bay ném bom hạng nặng tham chiến
Máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ

Loại máy bay này lần đầu tiên được áp dụng cho quân đội Mỹ từ năm 1980 và kể từ đó đã là một trụ cột của không quân Mỹ. Tuy nhiên, công nghệ mới (các phiên bản tên lửa tốt hơn và thế hệ máy bay không người lái (UAV)) có thể chấm dứt việc sử dụng các máy bay ném bom hạng nặng. Hiện nay, không quân Mỹ được trang bị ít hơn 200 chiếc máy bay này, trong đó chỉ có 20 mô hình mới nhất B-2. Tổng số phi công khoảng 600 phi công đã từng bay trên B-2. Điều này là ít hơn một phần trăm của tổng số phi công của Mỹ. Hơn nữa, chỉ có 35 trong tổng số các phi công bay trên B-2 có số giờ bay tích lũy là trên một nghìn giờ, trong đó 17 người vẫn còn đang phục vụ trong các B -2.

Thường thì phải cần một thập kỷ hoặc hơn để bay một nghìn giờ trên B-2, bởi vì các phi công dành rất nhiều thời gian không liên quan trực tiếp đến công việc của mình. Hiện tại chỉ có một phi công duy nhất được 2.000 giờ bay trên chiếc B- 2. Không đáng ngạc nhiên, không có nhiều người ủng hộ một máy bay ném bom mới khi công nghệ tên lửa và các máy bay không người lái càng ngày càng hiện đại và phát triển không ngừng.

Không quân từ lâu đã phát triển kế hoạch cho một máy bay ném bom mới, nhưng vấn đề lớn nhất ở đây là kinh phí để sản xuất các máy bay ném bom tầm xa. Không quân cho biết họ có thể thiết kế, phát triển, xây dựng và sản xuất các máy bay ném bom tầm xa trong 15 năm với giá 550 triệu USD mỗi chiếc ( theo giá hiện hành ).

Chi phí phát triển sẽ vẫn ở mức thấp bằng cách sử dụng một số lượng lớn các công nghệ hiện có. Trong thực tế, các máy bay ném bom tầm xa sẽ là một phiên bản lớn hơn của F -35, có khả năng mang 10,6 tấn bom dẫn đường "thông minh" với một phạm vi hoạt động lên đến 9.000 km mà không cần tiếp nhiên liệu.

 

Máy bay ném bom chiến lược B-1B của Không quân Mỹ

Một số quan chức Bộ quốc phòng tin rằng, lực lượng không quân có khả năng thực hiện các kế hoạch này. Hơn nữa, ngân sách quốc phòng giảm, và chi phí còn để sản xuất F -35 thay thế các thế hệ máy bay đã lão hóa F -16 và F- 15.

Ngoài ra còn có một mong muốn để đi đến sản xuất chiến đấu tàng hình UAV. Tương lai của máy bay ném bom tầm xa, và máy bay thường có người lái sẽ không còn phù hợp với chiến tranh hiện đại.

Vấn đề ở đây là kinh phí, Không quân tiếp tục cải tiến B -2. Trong những năm qua bao gồm việc hiện đại hóa các kệ bom, mà hiện nay cho phép mỗi B-2 mang được 80 quả bom "thông minh" nặng 227 kg. Ngoài ra B-2 cũng lắp thêm một radar với công nghệ tiên tiến quét mảng điện tử ( AESA ).

AESA có khả năng giúp B-2 cùng một lúc theo dõi một số lượng lớn các mục tiêu và tấn công chính xác bằng bom được vệ tinh dẫn đường.

B-2 là một máy bay phức tạp, sử dụng lần đầu vào năm 1999, khi NATO tiến hành không kích Kosovo. Chiếc máy bay này rất khó để duy trì sự sẵn sàng chiến đấu, vì nó đòi hỏi quá trình bảo trì kỹ lưỡng hơn các loại máy bay khác như B-52 hoặc B-1B.

B-2 nặng 181 tấn, được phát triển trong những năm 1980 và đã được thông qua vào năm 1992. B-2 là một kết hợp của thương hiệu mới. Chỉ hai mươi máy bay ném bom đã được sản xuất vào năm 1996 với chi phí hơn hai tỷ đô la cho mỗi chiếc. Điều này có nghĩa là B -2 chi phí hơn hai lần so với các tàu sân bay hạt nhân, và hơn nửa tá tên lửa đạn đạo ICBM LGM - 118A. B -2 có thể mang 20 tấn bom với pham vi không cần tiếp nhiên liệu là 8.000 km, hoặc khi được tiếp nhiên liệu trên không thì B-2 có thể tham chiến ở bất cứ nơi nào trên hành tinh.

Công nghệ tàng hình cho phép B -2 có thể hoạt động đơn lẻ trong không phận của kẻ thù. Kết quả là, không quân Mỹ coi B -2 giống như một con tàu quân sự, có thể dễ dàng vận chuyển bất cứ nơi nào trên thế giới và đặc biệt có khả năng tấn công chính xác 80 mục tiêu bằng 80 quả bom dẫn đường “ thông minh”. Khả năng này tất nhiên là chưa được kiểm chứng trong thực tế.

Cho đến nay, so với việc vận hành B-2 thì B-52 hoặc B -1 sẽ rẻ hơn nhiều. Tương tự, trong việc phát triển UAV, không có máy bay ném bom hạng nặng mới nào sẽ có thể cạnh tranh được.

Trong khi đó, Không quân Nga cũng nói về sự phát triển của một máy bay ném bom mới. Và chắc chắn rằng các tướng lĩnh Nga phải đối mặt với những trở ngại tương tự như các đối tác Mỹ của họ.

Tất nhiên trong tương lai gần, thế hệ mới của máy bay ném bom hạng nặng có người lái vẫn còn có thể xuất hiện. Nhưng theo quy luật phát triển và các thông số ở trên thì theo các chuyên gia quân sự, trong cuộc chiến tranh hiện đại, sẽ không còn hoặc ít máy bay ném bom chiến lược có người lái tham chiến. Thay vào đó sẽ là các tên lửa đạn đạo và các phiên bản máy bay không người lái.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật