“Vượng logo” làm triển lãm cá nhân

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Họa sĩ Lê Tiến Vượng sinh ngày 11-10-1961 tại Hà Nội, tốt nghiệp khoa Đồ họa, trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội, hiện là Trưởng Phòng Thiết kế, báo Thiếu niên Báo, hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam…
“Vượng logo” làm triển lãm cá nhân
Một tác phẩm trong triển lãm
Đã đoạt nhiều giải thưởng như: Giải nhất logo Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 6 (1992) và lần thứ 7 (1997); Giải nhất logo Đại hội MTTQ VN lần thứ 7 (2002) và lần thứ 8 (2007); Giải nhất bộ tranh afficher cho đại hội 7 và đại hội 8 MTTQ VN; Giải nhất cuộc thi toàn quốc logo thanh tra VN năm 2002; Giải nhất cuộc thi toàn quốc logo thành phố Tuyên Quang năm 2009…
Vậy là sau hơn 20 năm miệt mài với cây cọ và bàn phím, họa sĩ Lê Tiến Vượng ("Vượng logo”) có cuộc triển lãm cá nhân đầu tiên tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà Nội (từ 23-10 đến 7-11). Vui hơn, trong triển lãm này, công chúng có dịp thưởng thức cả hai "món” nghệ thuật của anh: 30 tác phẩm hội họa.
Do mải mê và trách nhiệm với những nơi mình làm việc và cộng tác (họa sĩ minh họa cho nhiều tờ báo phía Bắc) nên đã lâu họa sĩ Lê Tiến Vượng quên luôn việc cần thiết khác của một người họa sĩ là làm một cuộc triển lãm cá nhân. Bởi thế lần này anh rất hào hứng, dốc toàn bộ thời gian, tâm sức để chuẩn bị. Mà hơn thế, lần này là triển lãm "2 trong 1”. Ở đó, người xem có thể thưởng thức cả hai sở trường của Lê Tiến Vượng: "Trước đây tôi có đôi lần tham gia triển lãm nhóm với bạn bè, nhưng đến giờ mới làm triển lãm cá nhân đầu tiên. Triển lãm lần này tôi muốn giới thiệu cả hai loại nghệ thuật hội họa và đồ họa nhằm gây ấn tượng đa dạng, "nhiều món” cho người xem thấy được cả hai loại nghệ thuật hấp dẫn này”.

Họa sĩ Lê Tiến Vượng
Nếu những tác phẩm hội họa được vẽ trên nhiều chất liệu như sơn dầu, bột màu, thuốc nước, phấn đưa người xem đến với những khung cảnh từ quê ra phố thì với hơn 40 tác phẩm đồ họa, Lê Tiến Vượng lại gây ấn tượng với bạn bè, đồng nghiệp ở một mảng khá đặc sắc, tạo nên cá tính sáng tạo của riêng anh. Có cảm giác ngành sáng tác logo đã chọn anh như duyên nghiệp và kết quả trên cho thấy sự lựa chọn này đã không nhầm lẫn. Cũng chính ở thế mạnh này, họa sĩ Lê Tiến Vượng còn được bạn bè trìu mến gọi với biệt danh "Vượng logo”. Khó mà thống kê đầy đủ các logo, afficher anh đã vẽ cho các tổ chức xã hội, các trường đại học, cao đẳng, bệnh viện, thậm chí cả các công ty, tập đoàn, nhà hàng, shop thời trang... Không ít manchette, vignette của Lê Tiến Vượng được các báo của trung ương và Hà Nội sử dụng và đánh giá cao. Về minh họa báo chí, Lê Tiến Vượng đã có hàng ngàn minh họa, hàng trăm truyện tranh các thể tài đã được các báo, các nhà xuất bản trong cả nước ấn hành... Với NXB Giáo dục, Lê Tiến Vượng minh họa các bộ sách giáo khoa tiếng Việt, tiếng Anh cho học sinh tiểu học... Với NXB Kim Đồng, anh vẽ nhiều bộ truyện tranh lịch sử, tranh khoa học...
Riêng với MTTQ VN, họa sĩ Lê Tiến Vượng cũng có nhiều kỷ niệm. "Tôi tự hào là đã thể hiện một bức tranh cổ động nhân dịp Đại hội VI MTTQ VN được đánh giá rất cao là bức: "Bác bắt nhịp bài ca kết đoàn” với hình tượng Bác Hồ cầm đũa chỉ huy dàn nhạc mà "ca sĩ” là đại gia đình các dân tộc Việt Nam cùng đồng thanh trong một bài hát Kết đoàn, đã thể hiện rất trúng tính chất, yêu cầu của Mặt trận… Bức tranh đã được nhiều MTTQ các tỉnh thành in lại treo ở cổng cơ quan của Mặt trận”.
Trò chuyện với Lê Tiến Vượng, anh không giấu niềm tự hào rằng mình là một họa sĩ "thị trường” đúng nghĩa. Có lẽ do anh sở hữu một công ty gia đình cọ xát với thị trường như đánh trận, mọi cống hiến và thành công đều bắt đầu từ sự hối thúc của thị trường, chứ không phải những điều viển vông. Thị trường gian khổ đã cho Lê Tiến Vượng nhiều bài học ngọt ngào và cay đắng mà lý thuyết kinh viện không bám kịp. Đúng vậy, thị trường là người thầy nghiêm khắc nhất rèn Lê Tiến Vượng trưởng thành và tặng anh những phần thưởng xứng đáng.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật