Israel phát hiện ra hầm ngầm chuyên để bắt cóc

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 13/10, lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cho biết, họ đã phát hiện một đường hầm dài gần 2 km nối từ Dải Gaza tới Israel do phong trào Hồi giáo Hamas kiểm soát.
Israel phát hiện ra hầm ngầm chuyên để bắt cóc
Hàng hóa được đưa lên từ một đường hầm

Theo đó giới chức quân đội Israel cho rằng, đường hầm này do Hamas đào nhằm thực hiện âm mưu tấn công Israel hoặc để bắt cóc các binh sỹ và dân thường.

Đây là một trong những đường hầm "được xây dựng tinh vi" và "tỉ mỉ" nhất mà Israel từng phát hiện. Trong khí đó, Nhật báo Ha'arezt đưa tin thêm, cùng với việc phát hiện ra đường hầm này, Chính phủ Israel cũng đã chặn 70 xe chở hàng xi măng và sỏi đang trên đường đi vào Dải Gaza.

Sau nhiều lần Israel phát hiện những đường hầm xuyên Dải Gaza, họ đã phát hiện ra nhiều điều hết sức bất ngờ diễn ra dưới hệ thống hầm ngầm – đó là "Kinh tế đường hầm".

Đường hầm nối từ Dải Gaza tới Israel.

Theo lý giải của người dân ở đây, sở dĩ họ phải lựa chọn giải pháp kinh doanh dưới đường hầm để đảm bảo đời sống và phát triển kinh tế là do chính sách hà khắc của cả Israel và Ai Cập tại Dải Gaza.

Theo một báo cáo của Chương trình Lương thực thế giới (WFP) và Tổ chức Lương - Nông Liên Hiệp Quốc (FAO), sau cuộc tấn công của Israel năm 2008, hơn 61% người dân Gaza chịu đựng tình trạng thiếu thốn thực phẩm trầm trọng và chỉ sống dựa vào các tổ chức cứu trợ nhân đạo.

Những con đường hầm trở thành nguồn kinh doanh sinh lợi giúp nuôi sống người dân Ai Cập lẫn Palestine ở hai phía biên giới. Ở Gaza, hệ thống đường hầm là phương tiện sinh sống của phe Hamas và khoảng 1,5 triệu người dân. Họ sử dụng đường hầm để buôn lậu hàng hóa, ôtô, vũ khí, xăng dầu và thậm chí cả thú nuôi. Còn những đường hầm ở Rafah là nguồn sống cho dân nghèo Ai Cập bên kia biên giới.

Theo Abdel Jawad, chủ nhân điều hành một vài đường hầm cho biết: Một đường hầm cao 1,2m và rộng 0,9m có giá khoảng từ 15.000USD trở lên dành để buôn lậu ximăng. Còn đường hầm hiện đại hơn, cao 3m và rộng 1,8m, có giá đến 150.000USD để buôn ôtô.

Do lợi thế kinh doanh nên người Ai Cập và Palestine cùng hợp tác với nhau để xây dựng và quản lý những đường hầm chằng chịt dưới lòng đất - chúng thường bắt đầu từ dưới một căn nhà ở Ai Cập và kết thúc trong một căn nhà khác ở Gaza.

Mỗi bên đều có người quản lý riêng và đối tác hai bên giao tiếp với nhau qua điện thoại di động hay điện đài xách tay. Hàng hóa được giao bằng cách khuân vác hay kéo bằng hệ thống ròng rọc. Một số đường hầm bên phía Palestine sử dụng dây thừng để kéo hàng lên, còn bên Ai Cập dùng thiết bị bốc hàng điều khiển bằng điện.

Một thương nhân Ai Cập hay Palestine có thể bỏ túi khá bộn tiền từ một đường hầm. 1 tấn xi măng có giá từ 200 đến 300USD. Một chiếc ôtô lắp ráp tại Ai Cập, như là Hyundai Elantra và Chevrolet Cruise, giá khoảng 2.000USD. Loại ôtô xa xỉ hơn như Honda Accord, có giá hơn 3.000USD.

Tuy vậy, nền kinh tế đường hầm có tổ chức khá chặt chẽ - Hamas chỉ định một người lãnh đạo tổ chức gọi là "Tunnels Authority" để giám sát hoạt động kinh doanh, bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng, thu thuế và áp đặt những mức tiền phạt đối với sự vận chuyển "bất hợp pháp" hàng hóa và con người, nghĩa là những gì mà Hamas không cho phép.

Theo Yezid Sayigh ở King's College London, Hamas kiếm được khoảng 200 triệu USD từ những mức thuế đánh vào đường hầm trong năm 2009. Tuy nhiên, ngoài lợi lộc vẫn ẩn tàng nhiều mối nguy hiểm chết người. Dân buôn lậu lo sợ hầm bị sập bất ngờ, các cuộc không kích của Israel, cũng như sự phẫn nộ của Hamas nếu họ phát hiện thấy buôn lậu những món hàng không được phép hay không đăng ký.

Mặc dù vậy, vì sự sống nên mọi người bất chấp tất cả -  những chiếc xe tải chất đầy vật liệu xây dựng như xi măng và sắt xuất phát từ khu chợ trung tâm Rafah ở Ai Cập bất kể ngày hay đêm và không bao lâu sau quay lại chất hàng tiếp.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật