Sông Hồng bị ‘cát tặc’ khai thác

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hà Nội là thành phố có 148 km đường sông, tức là gần 300 km bờ sông lớn, chưa kể các con sông như sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tích... Trên chiều dài ấy, hiện đang có chừng dưới 50 công ty khai thác các loại khoáng sản vật liệu xây dựng như đá, cát sỏi hoạt động. Trong số 50 công ty này, có 14 công ty khai thác đá, còn lại là khai thác cát sỏi, nhất là cát trên sông.
Sông Hồng bị ‘cát tặc’ khai thác
Ảnh: Nguồn internet

Từ ngày mở rộng, nhất là từ ngày Chính phủ qui định địa giới vùng thủ đô, Hà nội không chỉ là mấy huyện nội thành mà còn cả một vùng rộng lớn bao quanh, vì vậy những khái niệm bấy nay xa lạ nay đã trở nên gần gũi. Người ta có thể bàn đến nạn phá rừng, nạn xói mòn đất, chảy máu khoáng sản, lũ ống, lũ quét... của Hà Nội, nghĩa là Việt Nam có gì, Hà Nội có nấy. Bởi thế mới có chuyện cát tặc ở thủ đô, một chuyện tưởng chừng không liên quan nhưng lại rất hệ trọng, rất sát sườn nếu như muốn thủ đô văn hiến còn nguyên vẹn như nghìn năm qua.

Trước đây, cát đen sông Hồng bị chê trong xây dựng nhưng từ ngày việc làm đường, san nền kể cả việc xây dựng nữa phát triển, cát sông Hồng trở thành đặc sản. Yêu cầu lớn, giá thành phải chăng, vận chuyển cự ly gần, điều kiện khai thác dễ dàng, thuế rẻ , quản lý tài nguyên lỏng lẻo đã biến một loại tài nguyên khá phổ biến và giá trị không lớn đã biến cát thành mặt hàng đua tranh nhau. Khúc sông nào cũng có những xà lan, ca nô khai thác cát. Mùa khô, đi dọc sông, gần như chỗ nào cũng có kho cát, chất cao như núi, xe ủi , máy xúc, ô tô hoạt động suốt đêm ngày.

Mỗi một xà lan cát đầy 500 tấn, mỗi ngày 3 đến 5 xà lan, nguồn tiền trời cho bầy ngay trước mặt. Năm này qua năm khác, lòng sông bị khoét rỗng, biến dạng ghê gớm, dòng chảy bị nắn, thúc vào bờ. Nhiều bờ bãi, làng mạc, đê diều bị sạt lở, hàng trăm gia đình bỗng nhiên mất nhà cửa, ruộng vườn, rơi và cảnh tay trắng sau hàng trăm năm đời nối đời yên ổn.

Hà Nội có rất nhiều lộn xộn trong quản lý đất đai, tài nguyên không tái tạo nhưng có hai lĩnh vực là đê điều và dòng sông lâu nay gần như còn bỏ ngỏ. Dưới lòng sông là cát sỏi, bờ sông là khoảng không gian trống không thuộc của ai, cứ việc đổ gách đá, chất phế thải để lấn chiếm xây dựng công trình, nhà cửa. Năm này qua năm khác, việc lấn chiếm ngang nhiên bờ sông cũng dần quen mắt, được nhà nước thừa nhận. Có đoạn như bờ sông Hồng thuộc hai phường Chương Dương và Bạch Đằng quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng phình hẳn ra, chiếm hàng chục héc ta mặt thoáng cũng chẳng làm sao. Còn dưới sông là cát bị hút rỗng đêm ngày. Cát bị hút nhưng không ai nhìn thấy. Việc bớt xén thuế, lót tay hối lộ cũng bị nước khỏa lấp. Sạt lở, đổi dòng đã có ngân sách nhà nước rót vào hàng trăm tỷ để làm kè, cắm cừ. Một lĩnh vực tham nhũng tệ hại nhưng lại khó bắt quả tang, dễ dàng qua mặt Pháp Luật.

Nghe đâu đợt này, thành phố lập các đoàn kiểm tra, quyết phanh phui nhiều khuất tất, chấn chỉnh trật tự việc khai thác cát, baỏ vệ ổn định dòng chảy. Dân mừng nhưng còn nghi ngại. Cách đây hàng chục năm, cũng đã từng có những đoàn thanh tra, kiểm tra rốt ráo, nhưng rồi cuối cùng, có gì biến chuyển đâu

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật