Phải báo cho gia đình biết việc tạm giữ hành chính

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo Nghị định 112/2013 vừa được ban hành, việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác hoặc áp dụng với người có hành vi B.L gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc.

Thời hạn tạm giữ không được quá 12 giờ; trong trường hợp cần thiết cũng không được quá 24 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.

Trong mọi trường hợp, việc tạm giữ phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền. Ngay sau khi ra quyết định tạm giữ, theo yêu cầu của người bị tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải thông báo về quyết định tạm giữ này cho gia đình, cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập của người bị tạm giữ biết.

Nghị định cũng quy định rõ nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính là nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính được bố trí tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi làm việc của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ. Trường hợp không có nhà/buồng tạm giữ hành chính thì có thể tạm giữ tại phòng trực ban hoặc phòng khác tại nơi làm việc. Nghiêm cấm việc giữ người vi phạm hành chính trong các phòng tạm giữ Hình Sự, phòng tạm giam Hình Sự hoặc những nơi không bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người bị tạm giữ.

Cơ quan có chức năng phòng, chống vi phạm Pháp Luật thường xuyên phải tạm giữ người vi phạm hành chính cần bố trí, thiết kế, xây dựng nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính riêng, trong đó cần có nơi tạm giữ riêng người chưa thành niên, phụ nữ hoặc người nước ngoài và phải có cán bộ chuyên trách quản lý, bảo vệ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật